Tìm nội dung trên Blog

Hiển thị các bài đăng có nhãn Microsft Excel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Microsft Excel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

[Excel Templates] Bộ file Excel mẫu hỗ trợ quản lý, quản lý dự án

[Excel Templates] Bộ file Excel mẫu hỗ trợ quản lý, quản lý dự án

Trong post này PMx sẽ tập hợp và chia sẻ tới bạn những file mẫu Excel (Excel Templates) để hỗ trợ cho bạn trong việc quản lý quản lý dự án. Từ những file quản lý công việc cá nhân tới quản lý đội nhóm, quản lý thông tin dự án (tiến độ, chi phí...), các form mẫu đánh giá (rủi ro, hiệu quả dự án...) hay các form mẫu để xuất, trao đổi thông tin trong quản lý, quản lý dự án...


Hy vọng với những file excel templates được PMx chia sẻ dưới đây sẽ mang lại cho bạn thêm những tài liệu hữu ích cho việc quản lý của mình. Và với sự sáng tạo thêm của bạn từ những file Templates excel có sẵn này bạn sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hơn mỗi ngày.

1. [Excel Template] Bảng điều khiển quản lý dự án - Project Management Dashboard (PMD)

Link download: TẠI ĐÂY

2. [Excel Template] Lập tiến độ Gantt chart trên excel


Link download: TẠI ĐÂY

3. [Excel Template] Quản lý công việc với Todo list

Link download: TẠI ĐÂY

4. [Excel Teamplate] Quản lý hiệu quả dự án với Earned Value Management (EVM)



Link download: TẠI ĐÂY

UPDATING.... (Bạn hãy lưu hoặc follow bài viết này để nhận những form mẫu mới nhất từ PMx nhé.

Để download các file Excel Template trên bạn cần click vào link và lựa chọn như hình mình họa bên dưới:


Hãy like, share post này để lan tỏa những file Excel templates giá trị này tới bạn bè, đồng nghiệp và cùng ứng dụng để tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian công sức hơn mỗi ngày cho mọi người.

Thành công cho bạn!

---------------------------
Khóa học công cụ Lập tiến độ dự án cho người mới bắt đầu. Theo dõi thông tin trên page Microsoft Project Việt Nam

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

[Excel Templates] Kiểm soát dự án với EVM

ĐTC  - Kiểm soát dự án với EVM

Kiểm soát dự án với EVMm soát dự án với EVM

Nếu bạn quan tâm tới lĩnh vực quản lý dự án chắc hẳn đã biết tới phương pháp EVM. Nếu bạn chưa biết nhiều về Phương pháp này thì có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY
Tiếp theo loạt bài chia sẻ về Excel Templates ĐTC tiếp tục chia sẻ với bạn 1 Template hữu ích nữa giúp bạn có thể đánh giá được tình trạng tiến độ dự án về mặt thời gian và chi phí.
#Earned Value Management
Hãy donwload về để thực hành, nếu bạn cần hỗ trợ gì thì có thể để lại comment phía dưới bài post này.
Link download: TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm các Template khác: TẠI DÂY

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

[Excel Templates] Ứng dụng Todo list để quản lý công việc

ĐTC - [Excel Templates] Ứng dụng Todo list để quản lý công việc



Có lẽ bạn đã từng sử dụng form Todo list trong bài chia sẻ [Excel Templates] Lập kế hoạch công việc đơn giản với Gantt Schedule của ĐTC.
Trong bài viết này, ĐTC có sưu tầm và biên tập tiếp 1 file Excel Template về Todo List đơn giản hơn chút. Bạn chỉ việc điền thêm thông tin theo đúng các cột dữ liệu của file template là OK.

Hãy biến file excel này 1 trong những công cụ hỗ trợ quản lý công việc của đội nhóm của bạn. Để mọi công việc đều được lên kế hoạch, được lựa chọn thứ tự ưu tiên và được theo dõi lịch trình thực hiện.





Link dự phòng: Tại đây 

Đừng quên Like, Share bài viết để ủng hộ ĐTC nhé, nếu bạn có template nào hữu ích thì hãy share link chia sẻ cuối bài viết này nhé.

P/s: Tham khảo khóa học đặc biệt: 


(Xem chi tiết tại đây: https://goo.gl/sMKQzf)


THAM KHÀO NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 

Từ khóa tìm kiếm:
- lập kế hoạch công việc với excel
- quản lý công việc với excel
- quản lý dự án với excel
- template excel
- excel trong quản lý

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Lỗi không sử dụng được hàm Round trong Excel

ĐTC - Lỗi không sử dụng được hàm Round trong Excel

Lỗi không sử dụng được hàm Round trong Excel
Lỗi sử dụng hàm Round
Tình cờ một bạn trong phòng gặp phải lỗi này, search trên Google cũng có người mắc lỗi và đặt câu hỏi tương tự.
Đây là câu hỏi trên diễn đàn giaiphapexcel.com: "Xin nhờ mọi người giúp máy của mình dùng office 2003, lúc đầu sử dụng hàm Round bình thường, nhưng rồi có một ngày xấu trời nó báo lỗi (Kể cả những công thức đã lập trước đó nếu nháy chuột vào nó cũng báo lỗi như vậy). Các hàm khác dùng bình thường:
Bực mình quá gỡ bỏ office cài lại office 2010 nhưng kế quả thì vẫn bị lỗi đúng như vậy. Mong các Pro giúp đỡ.
Xin cảm ơn trước!"
Hình ảnh báo lỗi có thể sẽ như sau:

Lỗi này có thể do tình cờ chúng ta chỉnh sửa gì đó sai trong Control Panel. Dẫn đến xung đột với Excel.

Sau khi tìm hiểu, đã phát hiện ra lỗi mình tiện thể viết bài chia sẻ để giúp các bạn vô tình bị mắc lỗi không sử dụng được hàm Round tìm được cách sửa.
Cách làm như sau:
Bước 1: Windown/ Control Panel
Bước 2: Trong Control Panel chọn Clock, Language and Region


Bước 3: Chọn tiếp Region and Language

Bước 4: Trong Region and Language, chọn thẻ Formats/ Additional settings
Bước 5: Cửa sổ Customize Format hiện ra, bạn chọn Reset để khôi phục lại mặc định của Windows 

Tiếp đến bạn thử lại hàm Round để kiểm tra kết quả nhé.

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

[Excel Templates] Lập kế hoạch công việc đơn giản với Gantt Schedule

ĐTC - Lập kế hoạch công việc đơn giản với Gantt Schedule

Có lẽ bạn nào đã dùng MS Project thì đã quá rõ với việc lập kế hoạch công việc dạng sơ đồ Gantt. Tuy nhiên việc sử dụng MS Project đòi hỏi bạn khá nhiều kiến thức về phần mềm này. Tiếp theo loạt bài chia sẻ về Excel Templates ĐTC tiếp tục chia sẻ với bạn 1 Template hữu ích nữa giúp bạn có thể lập được tiến độ, kế hoạch công việc của những dự án đơn giản, chỉ yêu cầu lập và kiểm soát về mặt thời gian, khối lượng công việc ít.
#Gantt Schedule
Nếu bạn chưa biết tới khái niệm sơ đồ Gantt thì có thể tham khảo trên wikipedia.org (Tại đây)
Với Gantt Schedule bạn có thể dễ dàng lập được các bảng tiến độ, kế hoạch công việc cho những dự án nhỏ của mình một cách nhanh chóng, trực quan.

Cách dùng Template Excel Gantt Schedule
Bước 1: Khai báo ngày bắt đầu và ngày báo cáo cho bảng tiến độ/kế hoạch của bạn
Khai báo ngày bắt đầu và ngày báo cáo
Bước 2: Khai báo Tên dự án, đơn vị thực hiện, người phụ trách, công việc tương ứng

Bước 3: Khai báo Ngày bắt đầu kế hoạch (Start), ngày kết thúc kế hoạch (Finish); và ngày kết thúc thực tế (End)

Bước 4: Xem kết quả đường Gantt
- Đường màu xanh da trời thể hiện tiến độ kế hoạch
- Đường màu xanh lam sẫm thể hiện đường thời gian từ ngày bắt đầu đến ngày báo cáo.
- Ô màu đỏ thể hiện ngày kết thúc của công việc

Như vậy chỉ sau 4 bước đơn giản bạn đã có được 1 bản kế hoạch dạng sơ đồ gantt cho dự án của mình, bạn có thể share nó lên Onedrive để chia sẻ và cộng tác Online

Xem video hướng dẫn sử dụng dưới đây:

Chúc các bạn khám phá và bổ sung thêm cho mình một công cụ nhỏ hữu ích này.
Hãy bấm nút like, share bên cạnh hoặc bên dưới bài viết để chia sẻ nhé!

Tham khảo thêm các Template khác: TẠI DÂY

--------------------------------------

--------------------------------------
P/s: Bạn có thể học để nâng cao trình độ Excel với khóa học "MICROSOFT EXCEL 2013 NÂNG CAO"
(Xem chi tiết tại đây: https://goo.gl/e8zRo4)



P/ss: Tham khảo khóa học đặc biệt: 


(Xem chi tiết tại đây: https://goo.gl/sMKQzf)


-------------------------------
Mời Bạn tham gia Group Facebookhttps://www.facebook.com/groups/quanlyduanvietnam/
-------------------------------
Từ khóa tìm kiếm:
- lập tiến độ với excel
- lập kế hoạch công việc với excel
- quản lý tiến độ với excel
- quản lý dự án với excel
- template excel
- excel trong quản lý

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

[Excel Templates] Quản lý công việc hiệu quả với Todo list template

ĐTC - [Excel Templates] Quản lý công việc hiệu quả với Todo list template

Bạn có thường xuyên làm các việc kém quan trọng và quên các công việc quan trọng cần phải làm khác ?
Bạn có thường xuyên trễ lịch hoàn thành của các công việc?
Bạn có sắp xếp thứ tự ưu tiên cũng như thời gian hoàn thành cho các công việc?
...
Với mục tiêu chia sẻ các công cụ, các giải pháp, các kỹ thuật nhằm giúp các bạn quản lý hiệu quả hơn mỗi ngày. Trong bài viết này ĐTC sẽ chia sẻ với các bạn một file Template Excel rất nhỏ gọn và dễ sử dụng.
#1-TODO LIST
Chắc bạn đã từng nghe hoặc biết đến khái niệm Todo list. Đó chỉ đơn giản là một danh sách các việc phải làm. Nhưng với Template Excel "Todo list" mà ĐTC chia sẻ dưới đây bạn sẽ nhanh chóng tạo được list công việc cần quản lý của mình, kèm theo trạng thái công việc (đang thực hiện, đang chờ xét duyệt, đang tạm dừng ...), mức độ ưu tiên, mức độ quan trọng của công việc, thời gian hoàn thành, các ghi chú. Và hơn nữa là nó sẽ tự động cảnh bảo cho bạn về tiến độ hoàn thành, nhắc bạn các công việc cần hoàn thiện trong ngày, các công việc đã trễ tiến độ. 
Tham khảo thêm: Quản lý thời gian theo cách của Eisenhower

Cách dùng Template Excel Todo list
Trong sheet "Danh mục CV - ToDoList"
Nội dung sheet "Danh mục CV - ToDoList"

- Bước 1: Nhập các nội dung công việc vào cột Project/Task trong 
- Bước 2: Nhập trạng thái cho các công việc bằng cách chọn trong droplist ở cột Status, có 7 trạng thái bạn có thể khai báo cho công việc của mình:
  • Planning : Đang lập kế hoạch
  • Pending Approval : Chờ phê duyệt
  • Approved : Đã phê duyệt, chấp thuận
  • In Progress :Đang thực hiện
  • Pending Review : Chờ xem xét
  • On Hold : Đang giữ
  • Completed : Đã hoàn thành

- Bước 3: Chọn mức độ ưu tiên trong cột Priority bằng cách chọn trong droplist

- Bước 4: Đánh giá mức độ quan trọng của công việc trong cột PICK bằng cách chọn trong droplist (cũng tương tự như Ma trận Eisenhower)
Xem thêm khái niệm PICK: tại Wikipedia
- Bước 5: Nhập thời gian hoàn thành cho các công việc trong cột Due date
- Bước 6: Nhập người phụ trách/thực hiện trong cột Owner
- Bước 7: Viết thêm ghi chú trong cột Notes cho các công việc

Điều thú vị ở Template này là bạn sẽ được cảnh bảo ở cột thời gian tương ứng với các trạng thái công việc bạn chọn ở bước 2
Bạn có thể thêm các danh mục trạng thái riêng hoặc sửa đổi lại cách gọi theo cách riêng của bạn trong Sheet "Danh mục - Lists". Và hơn nữa bạn có thể tìm hiểu cách thức hoạt động của Template này và tùy biến theo ý của bạn, đội nhóm làm việc của bạn. Nếu bạn cài Office 2013 trở lên bạn còn có thể share nó lên Onedrive để chia sẻ cộng tác nữa (thời đại đám mây rồi mà ^^)



Chúc các bạn khám phá và bổ sung thêm cho mình một công cụ nhỏ hữu ích này.
Hãy bấm nút chia sẻ bên cạnh hoặc bên dưới bài viết để chia sẻ nhé!


Đăng ký để không bỏ qua những Form mẫu (Templates) hữu ích


P/s: Bạn có thể học để nâng cao trình độ Excel với khóa học "MICROSOFT EXCEL 2013 NÂNG CAO"

--------------------------------------

Bật mí với bạn, bạn có thể thành chuyên gia lập và quản lý tiến độ cũng như công việc với 1 công cụ "chuyên nghiệp" là MS Project. Hãy tham khảo khóa học sau của ĐTC nhé.

--------------------------------------

Mời Bạn tham gia Group Facebookhttps://www.facebook.com/groups/quanlyduanvietnam/
-------------------------------

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Cách vẽ sơ đồ Gant chart bằng excel

ĐTC - Cách vẽ sơ đồ Gant chart bằng excel

ĐTC - Cách vẽ sơ đồ Gant chart bằng excel

Nếu bạn không có Microsoft Project nhưng vẫn muốn tạo ra một biểu đồ Gantt, bạn có thể làm như vậy với Microsoft Excel (Nếu bạn có sử dụng phần mềm đấu thầu của GXD thì sẽ có cơ hội khám phá cơ chế hoạt động). Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó, và bạn hoàn toàn có thể tự tay làm được 1 tiến độ dạng sơ đồ gant chart ngay trên excel
Trong cột A, B và C, gõ vào tên Task, bắt đầu Ngày và Thời lượng dự kiến cho các nhiệm vụ trong kế hoạch dự án. Miễn là khoảng thời gian ít nhất là một ngày, ngày kết thúc trong cột D có thể được tính bằng công thức = Ngày bắt đầu + Thời gian thực hiện công việc - 1.
Sử dụng các ràng buộc công việc để tạo ra các mối liên hệ ngày cho các công việc, hoặc dựa vào End date, Start Date, ví dụ nếu bạn biết rằng công việc Develop questionnaire có thể bắt đầu sau một ngày khi công việc Planning meeting kết thúc, khi đó công thức trong ô B3 là = D2 + 1.
Trong ô F1, gõ vào Ngày bắt đầu của dự án và trong ô G1, gõ vào ngày hôm sau. Chọn F1G1, và sử dụng các xử lý tự động điền để điền vào các loạt đến ngày kết thúc dự kiến của dự án.
Chọn cột F để cột cuối cùng, nhấp chuột phải và nhấp vào Column Width. Thiết lập chiều rộng 1, sau đó bấm OK.
Điều chỉnh kích thước font chữ cho ngày và sắp xếp chúng để 45 độ.
Nếu sử dụng Microsoft Excel 2003 hoặc trước đó:
Click vào ô F2.
Nhấn vào Format - Conditional Formatting . Hộp thoại Conditional Formatting sẽ được hiển thị.
Sử dụng cho Excell <=2003
Trong Condition 1 , chọn Formula is từ menu thả xuống.
Đối với các công thức, gõ = AND (F $ 1> = $ B2, F $ 1 <= $ D2).
Nhấn vào Format. Nhấp vào tab Patterns. Chọn màu sắc cho các thanh sơ đồ gantt của bạn, sau đó nhấn OK hai lần.
Điền hàng loạt từ trên xuống. Các thanh Gantt sẽ xuất hiện.
Nếu bạn thay đổi một ngày bắt đầu hoặc Thời gian, các biểu đồ Gantt sẽ thay đổi cho phù hợp.
Nếu sử dụng Microsoft Excel 2007 hoặc Microsoft Excel 2010:
Click vào trong ô F2.
Trên tab Home, trong nhóm Styles, từ thả xuống Conditional Formatting, kích New Rule. Hộp thoại New Formatting Rule sẽ được hiển thị.
Chọn Use a formula to decide which cells to format .
Sử dụng cho excel 2007, 2010 và cao hơn

Trong hộp Format values where this formula is true , gõ = AND (F $ 1> = $ B2, F $ 1 <= $ D2) Tích vào mục Format. Nhấp vào tab Fill. Chọn màu sắc cho các thanh Gantt của bạn, sau đó bấm OK hai lần. Điền đầy từ trên xuống. Các thanh Gantt sẽ xuất hiện.


Nếu bạn thay đổi một ngày bắt đầu hoặc Thời gian, các biểu đồ Gantt sẽ thay đổi cho phù hợp.

Như vậy là bạn đã tạo ra được một sơ đồ Gant chart bằng excel. Tuy nhiên nếu bạn là người quản lý thường xuyên phải lập tiến độ. Thì tôi vẫn khuyên bạn nên dùng công cụ chuyên biệt cho việc này - Đó là Microsoft Project



Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

6 Hàm excel căn bản cần biết

ĐTC - 6 Hàm excel căn bản hữu ích trong công việc

Excel là công cụ không thể thiếu trong công việc cho dân văn phòng tại bất cứ công ty nào. Việc sử dụng thành thạo các hàm trong excel sẽ giúp bạn xử lý nhanh các thao tác để rút gọn thời gian làm viêc mà vẫn đảm bảo được hiệu quả của công việc.

Chính vì thế, hôm nay ĐTC sẽ giới thiệu với các bạn 6 Hàm excel căn bản hữu ích trong công việc, giúp bạn dần trở thành một "dân văn phòng" chuyên nghiệp.



1. Hàm IF

Hàm IF trong Excel dùng để kiểm tra điều kiện và sau đó nó sẽ trả về giá trị do bạn chỉ định.
Cú pháp sử dụng hàm IF trong Excel:
=IF(Điều kiện kiểm tra; Giá trị 1; Giá trị 2)
Trong đó:
Nếu điều kiện kiểm tra là đúng thì sẽ trả về giá trị 1
Nếu điều kiện kiểm tra là sai thì sẽ trả về giá trị 2
Ứng dụng thực tế
Ví dụ: bạn kiểm tra các nhân viên nếu gia nhập công ty > 6 tháng thì được thưởng Tết âm lịch 3 tháng lương, còn không thì thưởng 1 tháng lương.
ĐTC - Hàm if trong excel
Hàm if trong excel

2. Hàm COUNT, COUNTA, COUNTBLANK, COUNTIF, COUNTIFs
Hàm COUNT trong excel dùng để đếm số, hàm COUNTA để đếm các ô không blank (không trống), COUNTIF dùng để đếm theo điều kiện và COUNTIFS đếm theo nhiều điều kiện.
Cú pháp sử dụng các hàm này trong Excel:
= COUNT (Vùng cần đếm)
= COUNTA (Vùng cần đếm)
= COUNTBLANK (Vùng điều kiện)
= COUNTIF (Vùng điều kiện; điều kiện)
= COUNTIFS (Vùng điều kiện 1; điều kiện 1; vùng điều kiên 2; điều kiện 2….)
Ứng dụng thực tế:
- Sử dụng hàm đếm Count để đếm số ô có giá trị là "số" trong 1 vùng dữ liệu
- Sử dụng hàm đếm Counta để đếm số ô có dữ liệu (không phải là ô trống) trong 1 vùng dữ liệu.
- Sử dụng Hàm đếm Countblank để đếm số ngày nghỉ của nhân viên trong tháng trong bảng chấm công lập bằng excel.
- Sử dụng Hàm đếm Countif rất hữu ích khi bạn lập bảng chấm công excel và bạn muốn đếm số công của một nhân viên trong tháng.
- Sử dụng hàm đếm Countifs khi bạn muốn đếm số ô dữ liệu với nhiều điều kiện. Ví dụ như bạn muốn đếm số phiếu thu, phiếu chi với điều kiện là trong tháng này hay đếm số khách hàng của tháng thì rất hữu ích. Hoặc là đếm số người có số ngày công lớn hơn 1 giá trị nào đó và số ngày nghỉ ít hơn 1 giá trị nào đó để xét thưởng chẳng hạn.
Xem file excel ví dụ

3. Hàm SUM, SUMIF, SUMIFS
Hàm SUM dùng để tính tổng và SUMIF thì dùng để tính tổng có điều kiện, SUMIFS tính tổng theo nhiều điều kiện
Cú pháp sử dùng các hàm trong Excel:
= SUM(vùng tính tổng)
= SUMIF(vùng điều kiện; Điều kiện; vùng tính tổng)
=SUMIFS(Vùng tính tổng; vùng điều kiện 1; điều kiện 1;vùng điều kiện 2, điều kiện 2…)
Trong đó:
Vùng điều kiện: vùng chứa điều kiện cần tính. Trong công việc các bạn sẽ hay gặp đó là vùng TK nợ, TK có, TK thu, TK chi
Điều kiện: Là điều kiện bạn cần trong vùng tính tổng. Ví dụ như bạn tính tổng nợ của KH có mã KH1234.
Vùng tính tổng: Là vùng chứa giá trị tương ứng (số tiền, số lượng…) liên quan đến điều kiện cần tính.
Ứng dụng thực tế:
Các hàm này giúp ích như thế nào cho công việc của bạn?
Hàm SUM để tính tống số tiền lương phải trả, tổng doanh thu trong ngày, tổng lãi….
Hàm SUMIF, SUMIFS dùng để tính tổng doanh thu theo quý, tổng doanh thu với các chi nhánh A và B, tính tổng lãi theo các quý I, II hay III, hoặc ví dụ khác là bạn phải tính tổng lương của các nhân sự có vị trí là trưởng phòng…
4. Hàm LEFT, MID, RIGHT, LEN
Đây là 3 hàm xử lý chuối cơ bàn và tiêu biểu nhất thường dùng trong công việc kế toán. Hàm LEFT lấy ký tự từ trái qua, MID lầy từ giữa và RIGHT thì lấy từ phải. Còn hàm LEN để đếm số ký tự trong chuỗi
Cú pháp sử dụng các hàm trong Excel:
= LEFT(Chuỗi ký tự;số ký tự cần lấy)
= MID(Chuối ký tự;Số thứ tự bắt đầu lấy; số ký tự cần lấy)
= RIGHT(Chuối ký tự; số ký tự cần lấy)
= LEN(Chuỗi ký tự)
Ứng dụng thực tế:
Ứng dụng các hàm này trong công việc của bạn là như thế nào?
Bạn dùng hàm này để cắt tách tên và họ đệm sang 2 cột khác nhau từ cột họ tên.
Ví dụ trong sổ kế toán của các bạn Phiếu thu có mã PT1234N tức là phiếu thu nhập, PC1234X tức là phiếu chi xuất. Việc dùng các hàm xử lý chuỗi giúp bạn xác định được loại phiếu dễ dàng rồi kết hợp với các hàm đếm, tính tổng phía trên tăng hiệu quả xử lý công việc
5. Hàm SUBTOTAL
Hàm này trong excel có rất nhiều công dụng với nhiều chức năng khác nhau.
Cú pháp sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel:
= SUBTOTAL(chức năng cần sử dụng;Vùng cần tính)
Chú ý: hàm SUBTOTAL trong excel tính trong điều kiện lọc.
Ứng dụng thực tế:
Vây hàm này giúp ích gì cho công việc của bạn?
Ví dụ bạn muốn tính tổng các phiếu thu, phiếu chi từ ngày này đến ngày kia. Đầu tiên bạn chỉ viêc gõ =SUBTOTAL(9; vùng cần tính). Sau đó bạn vào Data filter lọc các kết quả theo ngày bạn muốn tính là xong.
6. Hàm VLOOKUP, HLOOKUP
VLOOKUP, HLOOKUP là 2 hàm tham chiếu phổ biến nhất trong excel. VLOOKUP dùng để tìm kiếm theo cột (V=Vetical). HLOOKUP dùng để tìm kiếm theo hàng (H=Horizontal)
Cú pháp sử dụng 2 hàm này:
= VLOOKUP(Giá trị cần tìm; Vùng tìm kiếm; Cột trả về; Loại tìm kiếm)
= HLOOKUP(Giá trị cần tìm; Vùng tìm kiếm; Hàng trả về; Loại tìm kiếm)
Trong đó:
Giá trị dò tìm: Giá trị dò tìm phải có Tên trong vùng dữ liệu tìm kiếm. Cột/hàng chứa giá trị này phải là cột/hàng đầu tiên trong vùng tìm kiếm.
Vùng tìm kiếm: “Vùng dữ liệu tìm kiếm” phải chứa tên của “Giá trị dò tìm” và phải chứa “Giá trị cần tìm”. Điểm bắt đầu của vùng được tính từ dãy ô có chứa “giá trị dò tìm”. Đăc biệt vùng tìm kiếm cần cố định 
Cột/hàng trả về: Là số thứ tự cột/hàng tính từ bên trái sang/từ trên xuống của vùng tìm kiếm.
Loại tìm kiếm: 0 hay FALSE (tìm kiếm chính xác – hay dùng) hoặc 1 hay TRUE (Tìm kiếm xấp xỉ)
Ứng dụng thực tế:
Ứng dụng của hàm này trong excel là như thế nào? Bạn tìm kiếm nhân viên có mã này ở bảng chấm công sau đó trả về số ngày công của anh ấy để tính lương ở sheet khác.
Xem file excel ví dụ
Đó là các hàm trong excel mà ĐTC thấy dùng nhiều nhất. Còn bạn thì sao? Trong công việc văn phòng của mình bạn thường dùng những hàm nào? Để lại ý kiến cho tôi biết nhé.
Trong quá trình viết bài có tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau
Tham gia thảo luận tại fanpage: Microsoft Excel - Việt Nam, Hãy theo dõi kênh Youtube của tôi để đón xem loạt video "DÂN VĂN PHÒNG CHUYÊN NGHIỆP".
Hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn nếu bạn thấy bổ ích nhé
Comment để lại ý kiến của bạn về bài viết nhé.
Chúc các bạn học tập tốt

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

CONDITIONAL FORMATING TRÌNH BÀY TỰ ĐỘNG, PHÁT HIỆN TỰ ĐỘNG TRONG EXCEL

Conditional formating: Trình bày tự động, phát hiện tự động
ĐTC - Conditional formating: Trình bày tự động, phát hiện tự động

Trong Excel, trình bày tự động có nghĩa là ta chỉ việc gõ thôi. Gõ đến đâu Excel TỰ ĐỘNG HÓA trình bày đẹp cho ta đến đó.
Còn phát hiện tự động có nghĩa là khi ta gõ đến đâu, hoặc khi đến ngày đến tháng, hoặc khi ta muốn gì. Excel TỰ ĐỘNG tìm ra và hiển thị trực quan cho ta (bằng màu sắc).

Nghe thật sung sướng phải không bạn? Và bí mật là sử dụng CONDITIONAL FORMATING.
Nó có thể giúp ta TỰ ĐỘNG làm các việc sau:
- Cho 1 dòng bôi màu, một dòng không bôi màu giúp nhìn rõ hơn.
- Hiện ra top 20% khách hàng có doanh số cao nhất, và top 20% khách hàng có doanh số kém nhất (tương tự với nhân viên, mặt hàng,...)
- Hiện ra những khách hàng nợ vượt mức cho phép (tương tự với nhân viên,...)
- Hiện ra những nhân viên tạm ứng quá 3 tháng, những nhân viên sắp hết hợp đồng lao động, sắp đến sinh nhật,...
- Những cột nào ứng với thứ 7, chủ nhật, ngày nghỉ lễ tết trên bảng chấm công thì bôi màu xám.
- Những ô nào mà là công thức thì có màu
- Những ô nào, dòng nào có tên hoặc mã trùng với 1 ô ta gõ thì hiện màu lên
- Khi nhập ngày bắt đầu và kết thúc thì bảng kế hoạch tiến độ tự động hiện ra 
- Những khách hàng nào mà bị trùng lặp thông tin trong cơ sở dữ liệu khách hàng thì tự động bôi màu
- Khi gõ số 0988888888 thì tự động hiển thị thành (0988)-888-888
- Hầu hết những mong muốn tìm kiếm trên dữ liệu Excel đều có thể trình bày hay tự động phát hiện cho ta dựa trên quy tắc tự động mà chúng ta yêu cầu cho nó.
Một trong các tính năng KHÔNG THỂ KHÔNG BIẾT trong Excel.
Các bạn hãy tìm hiểu ngay CONDITIONAL FORMATTING nhé.


Việc sử dụng Conditional Formatting thoạt trông khá đơn giản nhưng lại có nhiều cách thể hiện nên khiến nhiều bạn chưa quen bỡ ngỡ. Ngoài ra, bạn không cần lo lắng định dạng theo điều kiện sẽ làm mất định dạng gốc vì Excel vẫn giữ lại định dạng cũ, chỉ bổ sung quy tắc mới và chép đè định dạng mới lên trên. Khi xóa quy tắc của Conditional Formatting, định dạng cũ của ô tính sẽ được trả lại như ban đầu.

1. Định dạng theo điều kiện có sẵn
Để bắt đầu sử dụng, bạn vào thẻ Home trên thanh Ribbon, nhấn Conditional Formatting trong mục Styles và chọn kiểu điều kiện bạn muốn:
1a. Highlight Cells Rules - Quy tắc đánh dấu nổi bật ô tính theo giá trị:
Excel sẽ làm nổi bật ô tính thỏa mãn điều kiện bạn chọn dựa trên giá trị từng ô, cụ thể như sau:
Greater Than: Lớn hơn một giá trị xác định.
Less Than: Nhỏ hơn giá trị cho trước.
Between: Nằm trong khoảng giá trị định sẵn.
Equal To: Bằng đúng giá trị xác định.
Text That Contains: Nội dung ô tính có chứa phần chữ cho trước.
A Date Occurring: Giá trị ô tính chứa một ngày tháng định sẵn.
Duplicate Values: Xác định những giá trị trùng lặp.

1b. Top / Bottom Rules - Quy tắc xác định ô tính theo xếp hạng:
Excel xác định những giá trị theo thứ hạng dựa trên vùng ô tính chọn xét điều kiện và định dạng riêng các ô tính chứa các giá trị này.
Top 10 Items: 10 giá trị lớn nhất.
Top 10%: 10% số lượng ô tính có giá trị lớn nhất.
Bottom 10 Items: 10 giá trị nhỏ nhất.
Bottom 10%: 10% số lượng ô tính có giá trị lớn bé nhất.
Above Average: Những giá trị lớn hơn giá trị trung bình của toàn vùng chọn.
Below Average: Các giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình của toàn vùng chọn.
Bạn có thể tùy chỉnh số lượng giá trị hoặc số phần trăm bất kỳ khác 10 với 4 kiểu định dạng đầu tiên.

1c. Data Bars - Hiển thị mức độ lớn nhỏ của giá trị:
Với cách định dạng này, các giá trị sẽ được đo lường rõ ràng ngay trong từng ô tính của vùng chọn định dạng điều kiện.

1d. Color Scales - Phân biệt độ lớn nhỏ của các giá trị bằng màu sắc:
Các giá trị thể hiện mức độ màu khác nhau dựa trên độ lớn nhỏ của từng giá trị trong vùng.

1e. Icon Sets - Thêm biểu tượng vào ô tính dựa trên giá trị:
Tương tự như Data Bars và Color Scales, giá trị ô tính được phân nhóm theo biểu tượng.

2. Định dạng theo điều kiện riêng:
Ngoài các thao tác định dạng sẵn có, bạn còn có thể tự tạo quy tắc riêng cho định dạng điều kiện của mình. Bạn chỉ cần thực hiện tương tự như định dạng kiểu có sẵn và chọn More Rules ở từng kiểu hoặc New Rule (bên dưới Icon Sets) để tùy chỉnh riêng. Video sắp tới của ĐTC cũng có hẳn một phần riêng để giúp bạn hiểu thêm về tính năng thú vị này.


3. Xóa và quản lý Conditional Formatting
Bạn có thể chọn Clear Rules để xóa theo vùng đang chọn (Selected Cells), theo toàn bộ bảng tính (Entire Sheet), theo bảng này (This Table), theo bảng phân tích dữ liệu (This PivotTable).
Trong trường hợp cần quản lý các định dạng có điều kiện thì chọn Manage Rules để dễ dàng thay đổi, xóa và cập nhật các định dạng điều kiện mới.


Trong hình ví dụ trên, ta có thể thấy việc định dạng Duplicate Values giúp xác định lỗi đánh máy ở một trong hai mã hàng BC35. Sau khi chỉnh xong lỗi này, bạn có thể chọn quy tắc Duplicate Values và nhấn Delete Rule. Ngoài ra, giá tiền cũng thế hiện được mức độ cao thấp nhờ Data Bar.

Kết luận
Conditional Formatting trong thực tế rất cần thiết cho người sử dụng, nhất là khi phải làm việc với một lượng dữ liệu lớn và cần kiểm tra lại hoặc nhấn mạnh các giá trị quan trọng trong bảng tính. Về cơ bản thì kiểu định dạng này khá dễ hiểu nhưng để thành thạo thì bạn cần sử dụng thường xuyên.
Hãy theo dõi thường xuyên các bài viết trên Blog của tôi nhé, chúng ta sẽ cùng nhau học. ĐẰNG NÀO CŨNG HỌC, HỌC SỚM TỐT HƠN.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

10 HÀM EXCEL THÔNG DỤNG NHẤT MICROSOFT KHUYÊN DÙNG

ĐTC - 10 Hàm excel thông dụng nhất microsoft khuyên dùng


1. Hàm SUM
  • Công dụng: Dùng hàm này để cộng giá trị trong các ô.
  • Cấu trúc: SUM(number1,[number2],...)
  • Cách sử dụng
- number1 (bắt buộc): Là số liệu đầu tiên bạn có để tính tổng. Number có thể là số như 4 ,là một ô như B6, hoặc một vùng dữ liệu như B2:B8.
- number2-255 (Tùy chọn): Đây là số liệu thứ 2 bạn muốn cộng thêm vào. Đặc biết bạn có thể có đến 255 số liệu dạng này trong 1 công thức SUM

2. Hàm IF
  • Công dụng: Dùng hàm này để trả về một giá trị nếu một điều kiện là đúng và giá trị khác nếu điều kiện là sai
  • Cấu trúc: IF (logical_test, value_if_true, value_if_false)
  • Cách sử dụng:
Đơn giản có thể hiêu như sau:
IF(kiểm tra một điều gì đó (ví dụ điều A) đúng hoặc sai, Nếu A đúng trả về giá trị B, Nếu A sai trả về giá trị C)
Trong văn nói như sau: Nếu điều A đúng thì giá trị trả về là B, còn nếu A sai ta trả về C

3. Hàm LOOKUP
  • Công dụng: Dùng hàm này khi bạn cần xem một hàng hay một cột và cần tìm một giá trị từ cùng một vị trí trong hàng hay cột thứ hai.
  • Cấu trúc: LOOKUP(lookup_value, lookup_vector, [result_vector])
  • Cách sử dụng:
- lookup_value (bắt buộc): Giá trị cần tìm kiếm xuất hiện trong vevtor đâu tiên (vùng dữ liệu chứa giá trị cần tìm). lookup_value có thể là một số, văn bản, một giá trị logic...
- lookup_vector (bắt buộc): Chỉ vùng dữ liệu chữa giá trị cần tìm kiếm. Các giá trị trong lookup_vector thể là văn bản, số, hoặc giá trị logic.
* Quan trọng: Các giá trị trong lookup_vector phải được xếp theo thứ tự tăng dần: ..., -2, -1, 0, 1, 2, ..., A-Z, FALSE, TRUE; nếu không, LOOKUP có thể không trả về đúng giá trị. Chữ hoa và chữ viết thường là tương đương.
- result_vector (bắt buộc). Chỉ vùng dữ liệu chữa giá trị trả về. Đối số result_vector phải có cùng kích thước như lookup_vector
* Các chú thích
- Nếu hàm LOOKUP không thể tìm thấy lookup_value, hàm sẽ trả về giá trị lớn nhất trong lookup_vector mà nhỏ hơn hoặc bằng lookup_value.
- Nếu lookup_value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong lookup_vector, LOOKUP trả về # N / A là giá trị lỗi.

4. Hàm VLOOKUP
  • Công dụng: Dùng hàm này khi bạn cần tìm thông tin trong một bảng hay một phạm vi theo hàng. Ví dụ, tra cứu họ của một nhân viên theo mã số nhân viên của cô ấy, hoặc tìm số điện thoại của cô ấy bằng cách tra cứu họ của cô ấy (giống như danh bạ điện thoại).
  • Cấu trúc: VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num, range_lookup)
  • Cách sử dụng:
- lookup_value (bắt buộc): Giá trị mà bạn muốn tìm kiếm. Giá trị mà bạn muốn tìm kiếm phải có trong cột đầu tiên của dãy các ô bạn chỉ định trong vùng dữ liệu tìm kiếm.
- table_array (bắt buộc): Phạm vi của các tế bào trong đó VLOOKUP sẽ tìm kiếm lookup_value và giá trị trả về.
- col_index_num (bắt buộc): Số cột (bắt đầu từ 1 cho cột bên trái nhất của bảng-array) có chứa các giá trị trả về.
- range_lookup (tùy chọn): Một giá trị logic xác định xem bạn có muốn VLOOKUP để tìm kiếm chính xác hoặc gần đúng một trận đấu:
TRUE: tìm kiếm chính xác tương đối.
FALSE: tìm kiếm chính xác giá tuyệt đối.

5. Hàm MATCH
  • Công dụng: Dùng hàm này để tìm một mục cụ thể trong một vùng dữ liệu, sau đó trả về vị trí tương đối của mục đó trong vùng. Ví dụ, nếu vùng A1:A3 chứa giá trị 5, 7 và 38, công thức =MATCH(7,A1:A3,0) sẽ trả về số 2, vì 7 là mục thứ hai trong phạm vi.
  • Cấu trúc: MATCH (lookup_value, lookup_array, match_type)
  • Cách sử dụng:
- lookup_value (bắt buộc): Là giá trị bạn muốn tìm kiếm.
- lookup_array (bắt buộc): Vùng dữ liệu chứa giá trị cần tìm kiếm.
- match_type (tùy chọn): là số có giá trị -1, 0 hoặc 1, chỉ ra kiểu bạn muốn tìm kiếm. (Mặc định là 1)
trong đó:
1: Tìm giá trị lớn nhất trong nhóm các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng lookup_value. Các giá trị trong đối số lookup_array phải được xếp theo thứ tự tăng dần, ví dụ: ...- 2, -1, 0, 1, 2, ..., A-Z, FALSE, TRUE.
0: Tìm vị trí dầu tiên có giá trị chính xác bằng lookup_value.
-1: Tìm giá trị nhỏ nhất trong nhóm các giá trị lớn hơn hoặc bằng lookup_value. Các giá trị trong đối số mảng tìm kiếm phải được xếp theo thứ tự giảm dần, ví dụ: TRUE, FALSE, Z-A, ... 2, 1, 0, -1, -2, ..., v.v

6. Hàm CHOOSE
  • Công dụng: Dùng hàm này để chọn một trong tối đa 254 giá trị dựa trên số chỉ mục. Ví dụ, nếu value1 đến hết value7 là các ngày trong tuần, CHOOSE trả về một trong các ngày khi dùng một số từ 1 đến 7 làm index_num.
  • Cấu trúc: CHOOSE(index_num, value1, [value2], ...)
  • Cách sử dụng:
- index_num (bắt buộc): là một số giữa 1 và 254, hay một công thức hoặc tham chiếu đến một ô chứa một số từ 1 đến 254.
- value1 (bắt buộc), value2-254 (tùy chọn): Các đối số mà từ đó chọn ra theo index_number

7. Hàm DATE
  • Công dụng: Dùng hàm này để trả về số sê-ri lần lượt đại diện cho một ngày cụ thể. Hàm này hữu ích nhất trong những trường hợp mà năm, tháng và ngày được cung cấp bởi các công thức hoặc tham chiếu ô. Ví dụ, bạn có thể có một trang tính chứa ngày tháng theo định dạng mà Excel không nhận ra, chẳng hạn như YYYYMMDD. Dùng hàm DATEDIF để tính toán số ngày, tháng hoặc năm giữa hai ngày.
  • Cấu trúc: DATE (year. month, day)
  • Cách sử dụng: 
- Year: Năm
- Month: tháng
- Day: Ngày

8. Hàm DAYS
  • Công dụng: Dùng hàm này để trả về số ngày giữa hai ngày.
  • Cấu trúc: DAYS(end_date, start_date)
  • Cách sử dụng:
- End_date (Bắt buộc) Start_date và End_date là 2 mốc thời gian ma bạn muôn biết có bao nhiêu ngày giữa chúng
- Start_date (Bắt buộc) Start_date và End_date là 2 mốc thời gian ma bạn muôn biết có bao nhiêu ngày giữa chúng

9. Hàm FIND, FINDB
  • Công dụng: FIND và FINDB định vị một chuỗi văn bản nằm trong chuỗi văn bản thứ hai và trả về số của vị trí bắt đầu của chuỗi văn bản thứ nhất tính từ ký tự thứ nhất của chuỗi văn bản thứ hai.
  • Cấu trúc: FIND(find_text, within_text, [start_num]                                     FINDB(find_text, within_text, [start_num])
  • Cách sử dụng:
- Find_text (bắt buộc): Từ mà bạn muốn tìm kiếm
- Within_text (bắt buộc): từ mà bạn muốn tìm kiếm trong từ Find_text
- Start_num (tùy chọn): Xác định các từ mà tại đó bắt đầu tìm kiếm. Từ đầu tiên trong within_text là từ số 1. Nếu bạn bỏ qua start_num, nó được giả định là 1.

10. Hàm INDEX
  • Công dụng: Dùng hàm này để trả về một giá trị hoặc tham chiếu tới một giá trị từ trong bảng hoặc vùng dữ liệu.
  • Cấu trúc 1: INDEX(array, row_num, [column_num])
  • Cách sử dụng: 
- array (bắt buộc): mảng dư liệu, vùng dữ liệu
- row_num (bắt buộc): sổ chỉ hàng thứ mấy
- column_num (tùy chọn): số chỉ cột thứ mấy
  • Cấu trúc 2: INDEX(reference, row_num, [column_num], [area_num])
  • Cách sử dụng:
- reference (bắt buộc): Tham chiếu đến một hoặc nhiều ô dữ liệu
- row_num (bắt buộc): sổ chỉ hàng thứ mấy 
- column_num (tùy chọn): số chỉ cột thứ mấy
- area_num (tùy chọn): Chọn một vùng dữ liệu trong vùng tham chiếu từ đó quay trở lại vị trí giao nhau của ROW_NUM và COLUMN_NUM. Khu vực đầu tiên được lựa chọn hoặc nhập vào được đánh số 1, thứ hai là 2, .... Nếu Area_num được bỏ qua, INDEX sử dụng khu vực 1.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2016

10 CÁCH SỬ DỤNG PASTE TRONG EXCEL

ĐTC - 10 Cách sử dụng paste trong Excel

Nếu bạn là dân văn phòng thì bạn sẽ đồng ý với tôi lệnh Paste Special xuất hiện ở hầu hết các ứng dụng văn phòng, nhưng có lẽ người dùng Excel vẫn được hưởng lợi từ lệnh này nhiều nhất. Sử dụng tính năng cơ bản này – cũng như các lựa chọn Paste khác – người dùng có thể thực hiện một số tác vụ thông thường cùng một số vấn đề phức tạp hơn. Những thủ thuật này rất dễ thực hiện và chắc chắn bạn sẽ sử dụng chúng nhiều hơn trước đây một khi đã biết tới chúng.

Trong Excel 2007 và 2010, 2013 Paste nằm trong nhóm Clipboard ở thẻ Home. Trong Excel 2003, Paste Special trong menu Edit. Đối với những ai hay dùng phím tắt, chúng tôi có một bảng ở cuối bài, bao gồm những phím tắt để thực hiện nhanh hơn.

1. Copy chiều rộng của cột:
Khi copy dữ liệu sang một cột mới, độ dài của cột sẽ không tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với giá trị mới. Chỉ với một cú kích thêm, bạn có thể copy chiều rộng gốc của cột tới cột mục tiêu:

Chọn dữ liệu cần copy và nhấn [Ctrl] + C để copy giá trị đã chọn tới Clipboard.
Chọn một ô trong cột mục tiêu.
Ở thẻ Home, kích vào lựa chọn Paste trong nhóm Clipboard và chọn Keep Source Column Widths. Lựa chọn này sẽ yêu cầu thêm một bước nữa khi bạn sử dụng Excel 2007: Chọn Paste Special từ menu Paste dạng drop-down. Tiếp đến, kích vào lựa chọn Column Widths trong mục Paste và kích OK.
Excel sẽ copy dữ liệu và chiều rộng gốc của cột vào ô mục tiêu.
Copy chiều rộng của cột
2. Thực hiện các phép tính:
Người dùng có thể sử dụng Paste Special để cộng, trừ, nhân và chia. Chỉ cần điền số rồi nhấn [Ctrl] + C. Sau đó, chọn giá trị bạn muốn thay đổi bằng số vừa mới điền và kích Paste Special trong nhóm Clipboard. Ở cửa sổ kết quả, kích vào phép tính phù hợp rồi nhấn OK. Excel sẽ thực hiện hành động tương ứng bằng cách sử dụng giá trị bạn mới copy vào Clipboard.

Người dùng cũng có thể thực hiện các phép tính với nhiều giá trị. Sử dụng quá trình tương tự như bên trên, nhưng copy một dãy các giá trị thay vì chỉ copy một như bên trên. Excel sẽ không để ý tới kích thước nếu không đủ, nó chỉ thực hiện các phép tính lần lượt theo thứ tự các giá trị đã copy.

3. Hoán đổi dữ liệu:
Excel cung cấp cho người dùng tính năng hoán đổi, nhưng đôi khi Paste Special lại là cách nhanh hơn khi thực hiện việc này. Chọn dữ liệu ngồn và thực hiện theo các hành động sau:

  • Nhấn [Ctrl] + C để copy dữ liệu vào Clipboard.
  • Chọn ô trên cùng bên trái của dòng mục tiêu.
  • Kích vào thẻ Home (nếu cần) và chọn Transpose từ menu Paste dạng drop-down.
Đó chính là những gì người dùng cần làm. Từ giờ, bạn có thể copy một cột dữ liệu tới một hàng và ngược lại.

4. Thay thế công thức bằng kết quả đã tính toán:
Thi thoảng, người dùng có thể muốn thay thế công thức với giá trị thực tế của nó. Ví dụ, bạn muốn thay thế một dãy hàm RAND() với giá trị của nó thay vì cho phép công thức này tự tính toán. Đây là một tác vụ thông dụng đối với Paste Special. Để copy công thức với giá trị của chúng, thực hiện theo những hành động sau:
  • Chọn một dãy các công thức rồi nhấn [Ctrl] + C.
  • Trong nhóm Clipboard, kích vào menu Paste dạng drop-down.
  • Chọn Values.
Thực hiện như vậy để thay thế các công thức với giá trị thực của chúng. Trước khi sử dụng phương pháp này, có thể bạn muốn sao lưu công việc của mình để đề phòng.
Thay thế công thức bằng kết quả đã tính toán
Thủ thuật sử dụng chuột để thực hiện tác vụ:
  • Chọn dãy.
  • Phải chuột vào đường biên và kéo dãy đó tới cột (hoặc hàng) bên cạnh.
  • Kéo dãy đã chọn quay trở lại nguồn. Điều này sẽ bắt Excel hiển thị menu phím tắt, mà không cần chuyển các giá trị đã chọn.
  • Chọn Copy Here As Values Only.
5. Copy định dạng:
Hầu hết chúng ta sử dụng Format Painter để copy định dạng từ ô này sang ổ khác hoặc sang một hàng nào đó. Tuy nhiên, khi sử dụng Format Painter có đôi chút bất tiện với toàn bộ cột hoặc dòng. Dưới dây là cách sử dụng Paste Special để thay thế:

Chọn ô có chứa định dạng bạn muốn copy và nhấn [Ctrl] + C.
Kích vào bên trong cột hoặc dòng bạn muốn định dạng. (Nhấn [Ctrl] + Spacebar để lựa chọn toàn bột cột hoặc [Shift] + Spacebar để chọn toàn bộ hàng).
Với cột hoặc hàng đã chọn, chọn Formatting từ menu Paste dạng drop-down trong nhóm Clipboard. Excel 2007 yêu cầu thêm một bước phụ nữa: Chọn Paste Special từ menu Paste dạng drop-down, kích Formats trong mục Paste và kích OK.

6. Copy định dạng biểu đồ:
Người dùng có thể phải mất nhiều công sức để định dạng cho biểu đồ sao cho thật đẹp và sau đó lại phải thực hiện lại tất cả công việc tương tự với loại dữ liệu khác. Trong trường hợp này, đừng nên tái định dạng lại biểu đồ mới mà hãy sử dụng Paste Special. Giả thuyết này cũng tương tự như cách số 5, nhưng các bước thực hiện có đôi chút khác biệt:
  • Chọn biểu đồ với định dạng bạn muốn copy và nhấn [Ctrl] + C.
  • Chọn biểu đồ bạn muốn định dạng rồi chọn Paste Special từ menu Paste dạng drop-down. Excel sẽ hiển thị hộp thoại Paste Special, với 3 lựa chọn.
  • Chọn Formats và kích OK.
Excel phản ứng khác biệt khi copy định dạng biểu đồ, nhưng nó có thể dễ dàng hoàn thành tác vụ.

7. Bỏ qua một loạt các ô có giá trị trống:
Sử dụng lựa chọn Skip Blanks, bạn có thể thay thế giá trị hiện tại trong khi vẫn bỏ qua những ô không có giá trị trong dữ liệu gốc. Nói theo cách khác, nếu có một ô trống trong dữ liệu gốc và một giá trị trong dãy cần paste tương ứng, lựa chọn này không thay thế giá trị hiện tại bằng ô trống. Bạn có thể sử dụng nó với tất cả các lựa chọn khác:
  • Chọn dãy dữ liệu gốc và nhấn [Ctrl] + C.
  • Chọn ô trên cùng bên trái ở dãy mục đích.
  • Từ menu Paste dạng drop-down rồi chọn Paste Special.
  • Tích vào lựa chọn Skip Blanks và kích vào OK.
Excel sẽ không ghi đè giá trị hiện tại bằng ô trống.
Bỏ qua một loạt các ô có giá trị trống

8. Copy Data Validation:
Sau khi bỏ thời gian ra để thiết lập rule hoặc danh sách Data Validation để cải thiện nhập dữ liệu, có thể bạn sẽ muốn áp dụng rule tương tự đối với ô hoặc dãy khác. Tin tốt là bạn không phải thực hiện lại toàn bộ các bước bên trên. Sử dụng Paste Special, bạn chỉ việc copy lại là được:

Chọn ô có chứa rule Data Validation và nhấn [Ctrl] + C.
Chọn ô mục tiêu cần paste.
Từ menu Paste dạng drop-down, chọn Paste Special.
Kích vào lựa chọn Validation rồi kích vào OK.
Thiết lập Data Validation có thể gây nhàm chán và tốn thời gian; Paste Special là cách dễ dàng hơn nhiều!

9. Xóa văn bản trên Web:
Khi copy văn bản từ Web, bạn có thể gặp rắc rối bởi Excel vẫn giữ nguyên định dạng gốc. Nhìn chung, đây không phải là điều bạn muốn. Nếu bạn đã kích hoạt tính năng Excel’s Show Paste Options (có trong bảng Advanced của hộp thoại Excel Options), bạn sẽ thấy icon Clipboard ngay lập tức sau khi dán đoạn văn bản vào trong bảng tính. Người dùng có thể chọn Match Destination Formatting từ menu Clipboard dạng drop-down để loại bỏ những định dạng không cần thiết.
Nếu đang sử dụng Excel 2010, chắc hẳn bạn sẽ thấy thích khi sử dụng giải pháp Paste Special này:
  • Copy đoạn văn bản từ trên Web.
  • Trong Excel, kích vào nơi bạn muốn insert đoạn văn bản.
  • Chọn Paste từ menu dạng drop-down và chọn Match Destination Formatting.
Sử dụng lựa chọn này để copy dữ liệu ngoài, không chỉ văn bản Web vào Excel.

10. Paste quy chiếu:
Người dùng có thể quy chiếu một ô bằng cách dẫn địa chỉ một ô với dấu bằng. Ví dụ, điền =A1 để quay trở lại nội dung của ô A1. Thông thường, chúng ta sử dụng những quy chiếu này ở những biểu thức và công thức lớn hơn. Thi thoảng, chúng ta vẫn quy chiếu một ô với chính nó. Paste Link có thể giúp khi quy chiếu nhiều ô:
  • Chọn dãy cần quy chiếu rồi nhấn [Ctrl] + C.
  • Chọn ô mục tiêu rồi nhấn Paste Link từ menu Paste dạng drop-down.
  • Sử dụng Paste Link nhanh hơn so với việc quy chiếu thủ công.
Phím tắt cho những hành động Paste:
Phím tắt cho những hành động Paste.

P/s: Bạn có thể học để nâng cao trình độ Excel với khóa học "MICROSOFT EXCEL 2013 NÂNG CAO"
(Xem chi tiết tại đây: https://goo.gl/e8zRo4)

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Tên

Email *

Thông báo *

THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT NHÀ THÔNG MINH LUMI