Tìm nội dung trên Blog

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản lý dự án. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quản lý dự án. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2023

6 Câu hỏi và trả lời phổ biến khi phỏng vấn quản lý dự án

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn vị trí quản lý dự án giúp bạn chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn xin việc quản lý dự án.

Các cuộc phỏng vấn xin việc có thể rất đáng sợ. Ngay cả những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm nhất cũng có thể thổi bay cơ hội việc làm nếu họ không chuẩn bị.

Vì vậy, bạn phải bắt đầu từ đâu?

Bạn có thể đã nghiên cứu công ty trực tuyến qua internet hoặc liên hệ với mạng lưới "Siêu cò" của bạn để được tư vấn. Đây là hai phương pháp tuyệt vời để tìm hiểu về văn hóa công ty và những kỳ vọng trong vai trò tiềm năng của bạn. Nhưng điều này có thể không cung cấp tất cả thông tin chi tiết bạn cần để gây ấn tượng với người tuyển dụng.
Đó là lý do tại sao bạn cần nghiên cứu những câu hỏi phỏng vấn quản lý dự án mà bạn có thể sẽ được hỏi. Cũng giống như việc ôn tập cho một bài kiểm tra lớn, thành thạo bước này giúp bạn nghe có vẻ thông minh hơn và tự tin hơn nếu bạn có thể đưa ra câu trả lời chi tiết và có cấu trúc tốt cho các câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu các câu hỏi bạn có thể được hỏi có thể mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, PMx đã hoàn thành công việc khó khăn đó cho bạn. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý dự án phổ biến nhất và các cách tiếp cận gợi ý cho câu trả lời của bạn.

A - Câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn vị trí người quản lý dự án về nền tảng nghề nghiệp 

nền tảng kinh nghiệm

1. Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn?

Đây có lẽ là câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và có thể là một trong những điều đầu tiên bạn sẽ được hỏi. Người quản lý tuyển dụng của bạn đã đọc sơ yếu lý lịch của bạn và rất có thể đã kiểm tra hồ sơ LinkedIn, Facebook, Twitter... thậm chỉ cả Tiktok của bạn. Đây là cơ hội để bạn mở rộng suy nghĩ của mình hoặc lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào. Bạn không cần phải đi vào chi tiết về mọi vị trí bạn đã từng đảm nhiệm hoặc trình độ học vấn và chứng chỉ cụ thể của bạn (trừ khi công việc mà bạn đang ứng tuyển yêu cầu cụ thể) nhưng bạn nên mô tả trách nhiệm và thành tích của mình trong vai trò gần đây nhất .

Gợi ý: “Tôi có năm năm kinh nghiệm quản lý các dự án cho Công ty XYZ. Trong thời gian đó, tôi đã hoàn thành hơn một chục dự án lớn nhỏ về Dân dụng, công nghiệp, hạ tầng giao thông. Dự án lớn nhất của tôi đã từng tham gia với vai trò quản lý dự án là dự án phức hợp abc. Dự án này chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành trước thời gian cam kết với CĐT là 25 ngày, trong khi quá trình thi công gặp rất nhiều khó khăn bởi các đợt dịch bệnh Covid 19 bùng phát trên địa bàn dự án thi công. Trước khi đảm nhiệm vị trí này, tôi đã làm việc cho công ty JQK với vai trò QS trưởng công trường”.

2. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Có một số cách bạn có thể trả lời câu hỏi này. Chỉ cần bám sát lời giới thiệu ngắn gọn của bạn, nêu bật những lý do bạn sẽ mang lại lợi ích cho công ty và giữ nguyên phản hồi của bạn trong vòng chưa đầy một phút, nếu có thể.

Gợi ý: “Tôi tin rằng mình sẽ rất phù hợp ở đây (công ty đang tuyển dụng). Tôi có tất cả các kỹ năng và yêu cầu cho vị trí này, bao gồm quản lý đội ngũ thuê ngoài, lập kế hoạch tiến độ, ngân sách và làm việc với các bên liên quan. Trong quá trình tôi nghiên cứu về Công ty, tôi nhận thấy công ty đang chuyển đổi số mạnh mẽ, áp dụng các công cụ quản lý dự án mới như Base/ MyXteam/Fastwork.... Tôi cũng đã quản lý các dự án trước đây bằng công cụ này và các công cụ khác trong các dự án năm năm qua. Ngoài ra, tôi còn có thể lập và quản lý tiến độ dự án rất tốt với công cụ Ms Project. Và tôi là một leader có khả năng truyền động lực cho đội nhóm tốt. Tôi tự tin rằng các kỹ năng và kinh nghiệm của mình sẽ cho phép tôi nhanh chóng chuyển đổi và bắt kịp tốc độ làm việc tại Công ty.”


B. Câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn vị trí người quản lý dự án về các kỹ năng và khả năng

kỹ năng quản lý dự án

Khi bạn vượt qua được các câu hỏi giới thiệu về nền tảng nghề nghiệp ở trên, người  tuyển dụng có thể sẽ chuyển câu hỏi sang tập trung vào các kỹ năng và khả năng của bạn.

Có hàng tá câu hỏi tiềm năng mà bạn có thể được hỏi, nhiều câu hỏi sẽ dành riêng cho công ty hoặc vai trò mà bạn đang ứng tuyển. Chúng có thể bao gồm bất cứ điều gì về một loại các dự án cụ thể hoặc các công cụ quản lý dự án dành riêng cho công ty đó. Cách tốt nhất để chuẩn bị cho những loại câu hỏi này là nghiên cứu mục tiêu công ty mà bạn ứng tuyển, cách nó vận hành, hoạt động. Tuy nhiên, có một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến dành cho các nhà quản lý dự án liên quan đến các kỹ năng và khả năng công việc của bạn mà bạn nên mong đợi được hỏi, bất kể công ty, tổ chức đó là gì.

3. Một Kỹ năng một Người Quản Lý Dự Án cần để thành công là gì?

Câu hỏi này có vẻ rộng, nhưng người quản lý tuyển dụng của bạn biết rằng bạn có thể sẽ chọn một kỹ năng quản lý dự án mà bản thân bạn đã thành công. Vì vậy, câu hỏi này là một cách khéo léo khác để hỏi về những kỹ năng tuyệt vời nhất của bạn. Mô tả kỹ năng mà bạn tin là quan trọng nhất, sau đó bao gồm thông tin về cách bạn đã sử dụng hiệu quả kỹ năng đó trong vai trò trước đây.

Gợi ý: “Tôi nghĩ một người quản lý dự án cần phải có nhiều kỹ năng để thành công, nhưng nếu tôi phải chọn chỉ một, có lẽ tôi sẽ nói là lãnh đạo. Một người quản lý dự án giỏi cần có khả năng truyền cảm hứng và động lực cho đội nhóm của mình để đảm bảo mọi người đều cam kết hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của họ. Nếu không có điều này, một dự án sẽ có nguy cơ thất bại. Trong vai trò trước đây, tôi đã thể hiện khả năng lãnh đạo của mình bằng cách giao tiếp với nhóm của mình thường xuyên thông qua các họp trực tiếp, các cuộc họp đứng 5 phút kết hợp công cụ giao tiếp dự án. Đồng thời luôn lắng nghe chia sẻ về mối quan tâm của họ. Điều này đã giúp xây dựng một đội mạnh và cho phép chúng tôi làm việc nhóm hiệu quả hơn”.

4. Bạn sẽ Thực hiện các bước nào khi được giao một Dự án mới?

Câu hỏi phỏng vấn quản lý dự án này cung cấp cho người quản lý tuyển dụng cái nhìn sâu sắc về các kỹ năng tổ chức của bạn. Câu hỏi được thiết kế để xem bạn sẽ vạch ra các nhiệm vụ cho bản thân và nhóm của mình như thế nào. Kế hoạch dự án đầy đủ của bạn có thể khá rộng, vì vậy một cái nhìn tổng quan ngắn gọn là đủ. Tuy nhiên, trước khi bạn trả lời, hãy hỏi người quản lý tuyển dụng của bạn xem họ muốn trả lời chi tiết hoặc hiểu rõ hơn về các mẫu hoặc công cụ quản lý dự án mà bạn có thể sử dụng trong suốt dự án.

Gợi ý: “Tôi sẽ xác định và xác nhận kết quả mong muốn từ phía doanh nghiệp và khác hàng/ CĐT và sau đó phát triển các mục tiêu SMART để đạt được mục tiêu. Tiếp theo, tôi sẽ ước tính thời gian và nguồn lực cần thiết, cả từ bản thân và nhóm của tôi. Sau khi phân công trách nhiệm của nhóm dựa trên điểm mạnh và băng thông khả dụng và đảm bảo mọi người đều cam kết với phạm vi tổng thể, tôi sẽ xác định các mốc quan trọng - Milestone trên bảng tiến độ dự án để giúp theo dõi tiến trình dự án cũng như mức độ hoàn thành các mục tiêu của nhóm chúng tôi. Tôi sẽ thường xuyên thông báo về tiến độ và phản hồi cho các bên liên quan cũng như nhóm của mình, đồng thời theo dõi cẩn thận các ưu tiên thay đổi hoặc mục tiêu kinh doanh, các tình huống ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến dự án hoặc thời hạn của chúng tôi. Cuối cùng, một khi dự án hoàn thành, tôi sẽ cùng nhóm của mình nhìn nhận lại để xác định những gì đã thực hiện tốt và những lĩnh vực/công việc cụ thể nào chúng tôi cần cải thiện ”.


C. Câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn vị trí quản lý dự án về khả năng lãnh đạo của bạn

kha nang lanh dao

Ngoài việc tìm hiểu về các kỹ năng của bạn, người  tuyển dụng của bạn cũng sẽ đặt các câu hỏi phỏng vấn về khả năng lãnh đạo của bạn. Bạn sẽ phụ trách dự án, vì vậy họ muốn đảm bảo rằng bạn có khả năng quản lý hiệu quả tiến độ, chi phí, chất lượng của dự án và các thành viên trong nhóm của bạn. Dưới đây là hai câu hỏi phỏng vấn phổ biến dành cho giám đốc dự án về khả năng lãnh đạo mà bạn nên chuẩn bị.

5. Bạn xử lý xung đột như thế nào?

Trong một thế giới hoàn hảo, mọi người sẽ đồng ý về mọi thứ và sẽ có những cuộc tranh cãi ở nơi làm việc. Nhưng trong thế giới thực, xung đột khá phổ biến khi làm việc trong các dự án, cho dù đó là bất đồng giữa các thành viên trong nhóm, nhóm và bạn hay bạn và bên liên quan. Bạn muốn cho người quản lý tuyển dụng của mình thấy rằng bạn biết cách ứng phó với những tình huống này.

Gợi ý: “Tôi sẽ lắng nghe tất cả các mặt của sự bất đồng để hiểu sự bất đồng của mọi người đến từ đâu. Nhưng tôi sẽ đưa ra quyết định dựa trên những gì tốt nhất cho doanh nghiệp - cân nhắc mục tiêu, thời hạn và khả năng đáp ứng của mọi người. Sau khi đưa ra quyết định, tôi sẽ trò chuyện với mọi người liên quan đến cuộc xung đột để đảm bảo rằng họ hiểu lý do tại sao tôi đưa ra quyết định của mình và cho phép họ chia sẻ thêm bất kỳ mối quan tâm nào khác”.

6. Khi mọi nhiệm vụ đều khẩn cấp, làm thế nào Bạn xác định việc cần ưu tiên?

Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một người có thể xác định những phần quan trọng nhất của một dự án. Nếu bạn được hỏi câu hỏi phỏng vấn quản lý dự án này, hãy nhớ giải thích cách bạn sẽ xác định thứ tự thích hợp mà các nhiệm vụ cần phải hoàn thành để đảm bảo rằng dự án của bạn sẽ được hoàn thành mà không bị ràng buộc và cản trở.

Gợi ý: “Tôi sẽ xem xét tất cả các nhiệm vụ liên quan đến dự án này và xác định thứ tự thích hợp mà chúng cần phải hoàn thành. Sau đó, tôi sẽ xem xét các cam kết trước cho nhóm của mình và tác động tổng thể của từng nhiệm vụ đối với dự án để xác định mức độ ưu tiên giúp dự án tiến lên mà không bị chậm trễ ”.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn người quản lý dự án không mong đợi

Ngay cả khi bạn làm bài tập về các câu hỏi phỏng vấn cho giám đốc dự án, có một số câu hỏi vẫn có thể khiến bạn mất cảnh giác. Bạn không bao giờ biết khi nào người tuyển dụng sẽ hỏi bạn một câu hỏi phỏng vấn kì quặc, thú vị hơn như:

  • "Từ nhà bạn tới công ty có bao nhiêu trạm xăng?".
  • "Bạn có thể đổ nước tự do và hai bình 5 lít và 3 lít. Hãy tìm cách để đo được chính xác 4 lít".
  • "Bạn đã xây dựng một ngôi nhà, tất cả các mặt của nó đều nhìn về phía nam. Đột nhiên bạn nhận thấy một con gấu. Nó có màu gì?".

Bạn có thể cười, nhưng điều đó sẽ xảy ra. Nếu bạn phải đối mặt với một câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý dự án mà bạn không chuẩn bị để trả lời, chỉ cần nhớ hãy dừng lại, hít thở sâu và trả lời một cách tự tin. PMx tin rằng bạn sẽ có thể vượt qua vòng phỏng vấn 1 cách thuyết phục và trúng tuyển vị trí mà bạn mong muốn.

Nguồn: PMx Tham khảo chia sẻ từ Yad Senapathy, PMP (Founder & CEO - PMTI)


Tham gia cộng đồng: TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM QUẢN LÝ DỰ ÁN

#vitriquanlyduan #phongvanquanlyduan #quanlyduan #phongvan #interview

Nguồn: PMx Group

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

Biểu đồ Gantt - Công cụ hiệu quả trong lập kế hoạch và quản lý dự án

ĐTC - Biểu đồ Gantt - Công cụ hiệu quả trong lập kế hoạch và quản lý dự án của các chuyên gia

Sơ đồ ngang Gantt, còn gọi là Sơ đồ Gantt hay biểu đồ Gantt, (tiếng Anh là: Gantt chart), là một dạng thể hiện tiến độ dự án cổ điển nhất, được Henry Gantt phát minh ra vào năm 1910. Tuy là cổ điển nhưng do tính chất đơn giản dễ hiểu của nó mà hiện nay sơ đồ ngang Gantt vẫn được dùng phổ biến trong quản lý dự án, thậm chí còn được cải tiến, dùng trong phần mềm quản lý dự án hiện đại như; Microsoft Project, Primavera ... để chuyển đổi việc thể hiện các dạng tiến độ phức tạp như sơ đồ mạng (dự án).


Trải qua thời gian hơn 100 năm nhưng công cụ biểu đồ Gantt (hay sơ đồ Gantt) vẫn là 1 phương pháp, công cụ lập và quản lý kế hoạch hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay trên thế giới trong lĩnh vực quản lý dự án.

Vậy Gantt là gì? Ưu nhược điểm của công cụ này là gì? Làm thế nào để sử dụng Gantt hiệu quả?

Biểu đồ Gantt (Gantt chart hay còn gọi là sơ đồ ngang Gantt, sơ đồ Gantt) là loại sơ đồ dùng để trình bày các công việc, sự kiện theo thời gian. Biểu đồ Gantt gồm 2 phần chính: trục tung thể hiện tên các công việc và trục hoành thể hiện các mốc thời gian cho những công việc ấy. Nhìn vào một biểu đồ Gantt, bạn dễ dàng nắm bắt được các thông tin của từng đầu công việc và của cả dự án.

Chính vì nó đơn giản, trực quan rõ ràng vậy mà nó đã trở thành công cụ được yêu thích trong việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch cho các dự án.

Biểu đồ Gantt là phương thức lập kế hoạch hoàn hảo cho các dự án. Với đặc thù của nó, biểu đồ Gantt phù hợp với những dự án đơn giản, ít sự chồng chéo, giúp cho người dùng dễ dàng đọc và nắm bắt quá trình và tiến độ thực hiện dự án. 

Những ưu điểm của Biểu đồ Gantt:
  • Các trục vạch ra kế hoạch của dự án và mốc thời gian để hoàn thành. Biểu đồ Gantt rất hữu ích trong việc biểu thị những đầu việc được thực hiện và thời gian để thực hiện cũng như hoàn thành nó. Sơ đồ Gantt tạo sự rõ ràng về kế hoạch và timeline dự án.
  • Phối hợp hoạt động với các bên liên quan. Trong dự án của bạn sẽ có nhiều người cùng phối hợp hoạt động để hoàn thành tốt nhất dự án. Sơ đồ Gantt cho nhà quản lý có được góc nhìn tổng quát với các bộ phận. Các hoạt động cần thực hiện song song hay chuyển tiếp cho các bộ phận khác.
  • Tạo điều kiện cho việc ước tính thời gian phù hợp cho khối lượng công việc. Dù là dự án được thực hiện tập thể hay theo cá nhân thì việc lên kế hoạch về thời gian và nguồn lực để phân bổ các tài nguyên, sắp xếp thời gian hợp lý là rất cần thiết. 
  • Sơ đồ Gantt là phương pháp đơn giản hóa dự án. Sơ đồ Gantt là công cụ thích hợp nhất khi bạn cần cung cấp cho đối tác hay nhân viên bản tóm tắt quá trình thực hiện dự án. 
Nói về ưu điểm của Biểu đồ Gantt bạn có thể đọc thêm bài chia sẻ 
5 Lý do bạn nên dùng Gantt chart để nâng tầm quản lý dự án của bạn

Những Nhược điểm của Biểu đồ Gantt:
  • Sơ đồ Gantt phụ thuộc khá nhiều vào cấu trúc đã được xây dựng trước đó. Trên thực tế nhà quản lý thường phải phân chia cấu trúc công việc đồng thời với việc xây dựng biểu đồ Gantt. Họ phải xây dựng toàn bộ thời gian biểu của dự án khi có sai sót nào đó thì khó có thể tính toán được. 
  • Sơ đồ Gantt phù hợp với những dự án nhỏ và đơn giản. Khi các biểu thị vượt quá phạm vi 1 trang, sơ đồ Gantt cũng bắt đầu bị mất đi chức năng vì người quản lý rất khó để quan sát tổng thể dự án. Đồng thời, khi sử dụng sơ đồ Gantt với đặc thù là phải thường xuyên cập nhật nên làm mất khá nhiều thời gian của nhà quản lý. Sơ đồ Gantt bị hạn chế với những dự án phức tạp. Ví dụ: với những nhiệm vụ chính cần thêm nhiều nhiệm vụ nhỏ kèm theo mới có thể hoàn thành thì yếu tố này lại vượt xa khả năng của Gantt chart.
  • Biểu đồ Gantt không thể làm tốt việc xử lý những ràng buộc thuộc về dự án. Hạn chế này xuất phát từ trọng tâm của biểu đồ Gantt chính là thời gian. Ba ràng buộc cơ bản của một dự án chính là chi phí, thời gian và phạm vi. Trong khi đó các nhân tố về chi phí và phạm vi thực hiện dự án lại không thể biểu thị được trên sơ đồ Gantt. Nếu như sơ đồ Gantt có quá nhiều công việc đan xen thì khó có thể xác định được đâu là công việc cần được thực hiện trước. 
Ngày nay chúng ta có các Phần mềm hỗ trợ cho việc tạo ra các biểu đổ Gantt nhanh chóng và tiện dụng, đồng thời cũng khắc phục được một số nhược điểm của biểu đổ gantt kể ở trên như Ms Project, Primavera...
Để sử dụng Gantt hiệu quả, cũng như sử dụng phần mềm (Ms Project) hỗ trợ bạn nên đọc thêm 2 bài chia sẻ dưới đây:
- 6 bước để lập và quản lý tiến độ dự án: (Xem chi tiết Tại đây)
  • BƯỚC 1: Xác định các công việc cần đưa vào tiến độ
  • BƯỚC 2: Lên trình tự cho các công việc
  • BƯỚC 3: Định lượng tài nguyên cần có cho các công việc
  • BƯỚC 4: Tính toán thời gian cần để thực hiện các công việc
  • BƯỚC 5: Xây dựng tiến độ
  • BƯỚC 6: Theo dõi và quản lý tiến độ
10 Bước thực hiện để ứng dụng Microsoft Project vào dự án thực tế (Xem chi tiết Tại đây)
  • BƯỚC 1: Thiết lập thông số cho MS Project (Option, Change working time)
  • BƯỚC 2: Lập danh sách công việc theo WBS, thời gian thực hiện công việc tương ứng
  • BƯỚC 3: Thiết lập thông tin từng công việc và các mối liên hệ giữa các công việc
  • BƯỚC 4: Thiết lập danh sách tài nguyên sử dụng cho dự án, gán tài nguyên cho các công việc (phân bổ lại nguồn lực nếu có).
  • BƯỚC 5: Xác định đường găng, xem xét sự phân bổ tài nguyên. Hiệu chỉnh tiến độ sao cho phù hợp.
  • BƯỚC 6: Lưu tiến độ thành bản kế hoạch dự án (Base line) (In ấn tiến độ kế hoạch)
  • BƯỚC 7: Theo dõi và cập nhật tiến độ hoàn thành của dự án theo % hoàn thành thực tế, thời gian hoàn thành, ngày bắt đầu, ngày kết thúc. (Lặp đi lặp lại)
  • BƯỚC 8: Định kỳ đánh giá dự án, so sánh tình trạng dự án hiện tại với kế hoạch (Base line) đã lưu trước đó. Đề xuất phương án điều chỉnh thời gian thực hiện các công việc còn lại cho phù hợp. (Lặp đi lặp lại)
  • BƯỚC 9: Kế hoạch thay đổi nhiều so với hiện tại, ta lấy bản tiến độ sau khi đã điều chỉnh thời gian các công việc còn lại phù hợp lưu lại thành bản kế hoạch mới (base line 1)
  • BƯỚC 10: Báo cáo định kỳ.
Hy vọng, qua bài chia sẻ nhanh này của ĐTC bạn đã phần nào hiểu thêm về Gantt. 

Ngoài MS Project, Primavera... một số bạn dùng Excel Pro cũng có thể tạo ra các biểu đồ gantt trên phầm mềm Ms Excel (Tham khảo bài chia sẻ Lập biểu đồ Gantt bằng Ms Excel TẠI ĐÂY)

Tham khảo Template Excel Gantt chart TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Top 10 công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất toàn cầu

ĐTC - Top 10 công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất toàn cầu

Linkedin liệt kê Quản lý dự án nằm trong top 10 công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất toàn cầu.

Top 10 công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất toàn cầu


Top 10 công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất dựa trên dữ liệu từ Biểu đồ kinh tế của LinkedIn, bản đồ của hơn 706 triệu chuyên gia, 55 triệu công ty, 11 triệu danh sách việc làm, 36 nghìn kỹ năng và 90 nghìn trường học.

LinkedIn đã xác định những công việc có nhu cầu nhất bằng cách xem những vị trí nào có nhiều việc làm nhất.

Để đảm bảo danh sách này mang lại lợi ích cho mọi người hiện tại và trong tương lai, LinkedIn cũng xem xét 3 tiêu chí sau:
  • Tốc độ tăng trưởng của công việc trong 4 năm qua
  • Liệu các công việc có trả được mức sống tối thiểu không
  • Liệu các kỹ năng cần thiết có thể được học trực tuyến hay không
Top 10 công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất toàn cầu

Josh Graff cho biết: "Tôi nghĩ rằng cái hay của những công việc này là bạn không nhất thiết phải cần giáo dục chính quy, bạn có thể phát triển các kỹ năng cần thiết trên mạng," tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng đại học vẫn có vai trò thực sự quan trọng trong giáo dục.

Follow Đàm Tài Cap trên Linkedin TẠI ĐÂY
Tham gia cộng đồng Tư duy, kiến thức, công cụ quản lý dự án (MKT) TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Countdown - Bí quyết để quản lý tiến độ hiệu quả

ĐTC - Countdown/Bí quyết để thành công trong quản lý tiến độ

Countdown - Bí quyết để thành công trong quản lý tiến độ

Có lẽ với nhiều chuyên gia quản lý dự án, các doanh nghiệp xây dựng uy tín thì việc quản lý tiến độ dự án chạy đúng với kế hoạch đặt là điều không khó. 
Tuy nhiên vấn đề mà chúng ta thấy khá phổ biến trong các dự án xây dựng hiện nay, dù Dự án đó đang trong quá trình phôi thai, đang triển khai xây dựng hay đã đi gần hết quãng đường dự án...- Đó là TIẾN ĐỘ.
Chúng ta bàn tới rất nhiều về tiến độ trong các cuộc họp và cũng biết được tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó tới các bên liên quan (nhà thầu, TVGS, chủ đầu tư, các bên liên quan khác). Nhưng chúng ta lại chưa đặt cho nó một trọng số đủ lớn trong dự án, chúng ta chưa có được sự cam kết đủ lớn để hoàn thành những gì theo kế hoạch đặt ra.
Gần đây chắc chúng ta cũng biết tới dự án của Vinfast - một dự án với tốc độ triển khai hỏa tốc, tiến độ thực hiện dự án phải nói là kỷ lục (theo chia sẻ của ông Võ Quang Huệ - Phó Tổng giám đốc Vingroup phụ trách VinFast).
Chúng ta cũng đã từng biết đến dự án thất bại Usilk City do Công ty Cổ phần Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư, cho tới khi nó được chủ đầu tư Công ty CPĐT Hải Phát Thủ Đô (HPC) tiếp quản lại dự án và được HPC đã khởi công lại dự án ngay lập tức với tiến độ thi công hết sức khẩn trương.
Hay nếu chúng ta để ý tới các dự án do một số tổng thầu lớn Conteccons, Hòa Bình, TSQ...thi công với tiến độ thi công chóng mặt, đúng hoặc vượt tiến độ đề ra...
...
Trong các dự án đó đều có 1 điểm tương đồng. Đó là các bảng đồng hồ đếm ngược tiến độ dự án (Countdown).
Đồng hồ đếm ngược tại sảnh chính của nhà máy VinFast

Đồng hồ đếm ngược tại dự án HPC Landmark 105

Đồng hồ đếm ngược tại dự án của công ty Cheong song E&C
Đồng hồ đếm ngược tại dự án của công ty Cheong song E&C

Đồng hồ đếm ngược tại dự án của công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
Đồng hồ đếm ngược tại dự án của công ty lọc hóa dầu Bình Sơn

Đồng hồ đếm ngược tại dự án Kingdom 101 của Conteccons
Đồng hồ đếm ngược tại dự án Kingdom 101 của Conteccons
Vậy tại sao các bảng đồng hồ đếm ngược (countdown) lại có giá trị và là bí quyết giúp quản lý tiến độ dự án hiệu quả?

Có thể liệt kê ra ở đây 2 tác dụng chính của bảng đồng hồ đếm ngược:
- Bảng đồng hồ đếm ngược tiến độ dự án là 1 sự nhắc nhở tiến độ hàng ngày tới từng cá nhântham gia vào dự án.
- Bảng đồng hồ đếm ngược tiến độ dự án là 1 sự cam kết quyết tâm của nhà thầu với CĐT, khách hàng và các bên liên quan.


Khi tất cả các cá nhân liên quan tới dự án đều biết về tiến độ, đều có sự cam kết và quan trọng là được nhắc nhở hàng ngày thì bản thân mỗi chúng ta cũng sẽ có trách nhiệm hơn rất nhiều vào mục tiêu tiến độ của dự án.
Nếu bạn đang sắp triển khai 1 dự án mới. Hãy làm 1 bảng đồng hồ đếm ngược cho dự án của mình nhé. Tôi tin chắc rằng tiến độ dự án đó của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều mang lại nhiều giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan, và bên cạnh đó dự án của bạn cũng tăng thêm độ chuyên nghiệp rất nhiều. Bạn có thể làm bảng bằng viết tay hàng ngày, ghép số, bảng điện tử LED... với chi phí không nhiều, và hãy tưởng tượng những giá trị vô hình mà nó mang lại cho bạn và doanh nghiệp bạn.
"Hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhặt để tạo ra những biến đổi lớn lao."
Keywords:
- tiến độ dự án vinfast
- tiến độ dự án xây dựng
- cam kết tiến độ
- bảng đồng hồ đếm ngược tiến độ 
- tổng thầu thi công uy tín

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

5 Cuốn sách không thể thiếu của người làm quản lý dự án

ĐTC - 5 Cuốn sách không thể thiếu của người làm quản lý dự án

5 Cuốn sách không thể thiếu của người làm quản lý dự án

Với mục tiêu chia sẻ kiến thức Quản lý dự án tới cộng đồng. Tiếp theo 8 cuốn sách không thể thiếu của người làm quản lý dự án mà ĐTC đã giới thiệu, trong bài viết này ĐTC chia sẻ tiếp với bạn 5 cuốn sách mới khác viết về lĩnh vực quản lý dự án để bạn có thể tham khảo đặt mua nghiên cứu. 

TỔNG KHO EBOOK QLDA:  https://bit.ly/ebookqldaMKT

1/ Quản lý dự án for Dummies

Quản lý dự án for dummies

Cuốn sách Quản lý dự án for dummies sẽ giúp bạn nhận ra rằng nguyên lý căn bản để quản lý dự án thành công rất đơn giản. Kỹ thuật phân tích phức tạp nhất chỉ mất chưa đến 10 phút để nắm vững! Trong Quản lý dự án for dummies, tác giả giới thiệu những thông tin cần thiết để lập kế hoạch và quản lý các dự án, đồng thời cung cấp những hướng dẫn quan trọng để phát triển và sử dụng những thông tin đó. Bạn cũng sẽ khám phá ra thử thách thực sự để có một dự án thành công là giao thiệp với rất nhiều người hỗ trợ hoặc có ảnh hưởng đến dự án. Cuốn sách cũng sẽ trình bày nhiều mẹo và hướng dẫn để nhận diện những người tham gia then chốt và sau đó đưa họ tham gia dự án.

Cuốn sách này dành cho:
  • Những quản lý cấp cao và trợ lý ít thâm niên (sẽ trở thành quản lý cấp cao trong tương lai)
  • Những nhà quản lý dự án giàu kinh nghiệm và những người chưa từng tham gia một đội ngũ dự án nào
  • Những người từng được đào tạo chuyên sâu về quản lý dự án và cả những người chưa từng được đào tạo
  • Những người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh cũng như những người vừa mới đi làm

2/ Quản lý dự án - 24 bài học để giúp bạn thành công mọi dự án

Quản lý dự án - 24 bài học để giúp bạn thành công mọi dự án



Đây là cuốn sách dạy cách quản lý dự án ngắn gọn và dễ hiểu. Các bài học được sắp xếp theo từng bước giúp cho những người mới bắt đầu công việc hay đã từng thực hiện quản lý dự án đều cảm thấy bổ ích và đáng học hỏi. Các bài học không chỉ để áp dụng trong giới kinh doanh mà ngay cả những người ở những lĩnh vực khác cũng sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị trong cuốn sách này.


3/ Quản lý dự án thành công


Quản lý dự án thành công

Quản lý dự án thành công là cẩm nang thiết thực cho những ai mong muốn cải thiện mức độ thành công của các dự án. Sách Quản lý dự án thành công cũng giúp các nhà quản lý duy trì sự cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng, dự án, đội ngũ và tổ chức.

Trình bày một cách chi tiết từ giai đoạn đầu của dự án tới giai đoạn hoàn thành, cuốn sách cung cấp các kỹ thuật đã được nhiều người sử dụng và đã được chứng tỏ là có hiệu quả, như: xác định dự án và khởi động dự án, cách quản lý các bên liên quan, quản lý rủi ro, lập kế hoạch dự án, khởi công và thực thi.

Bên cạnh việc cung cấp những lời khuyên thực tế, sách còn giải thích hàng loạt thuật ngữ mới, đưa ra nhiều bài tập, danh sách kiểm tra, các biểu đồ và kế hoạch mẫu để đảm bảo mọi dự án đều thành công như kỳ vọng của nhà quản lý.

4/ Đưa dự án đến thành công

Đưa dự án đến thành công

Bạn có kiểm soát được phạm vi dự án của mình khi các bên hữu quan ưa đòi hỏi cứ tấn công liên tục và vạch ra một lịch trình mà ai cũng phải bám sát? Cuốn sách Đưa Dự Án Đến Thành Công sẽ cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để định ra các mục tiêu khôn ngoan, hoàn thành chúng và rút ra bài học cho các dự án trong tương lai. Bạn sẽ có thể:
  • Xây dựng một nhóm dự án tập trung và vững mạnh.
  • Phân mục tiêu lớn thành các nhiệm vụ dễ quản lý.
  • Lập lịch trình mà bạn có thể kiểm soát mọi giai đoạn.
  • Theo dõi dự án dựa trên mục tiêu.
  • Quản lý kỳ vọng của các bên hữu quan.
  • Xúc tiến dự án và đưa nó đến thành công.

5/ Công cụ thực hành quản lý dự án EVM
Công cụ thực hành quản lý dự án EVM

Đây là một cuốn sách do tiến sỹ Lương Văn Cảnh biên soạn, với cách tiếp cận EVM khá đơn giản nhưng mạnh mẽ. Đọc xong cuốn sách này bạn sẽ ngạc nhiên khi biết công cụ EVM đơn giản nhưng lại tạo ra được một sức mạnh quản lý dự án tuyệt vời.
5+/ Quản trị dự án
Quản trị dự án

Quản trị dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản trị có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án. Vì vậy, việc tự học Quản Trị Dự Án là sự mở đầu thực hành để bắt tay vào quản trị dự án.
Với những biểu đồ, gợi ý, các phương pháp riêng, những danh mục và công cụ sẽ diễn giải, minh hoạ tất cả những thắc mắc của bạn về việc quản trị. Sách Quản Trị Dự Án cung cấp sự chỉ dẫn tất yếu dành cho những ai mong muốn phát triển kỹ năng quản trị dự án có hiệu quả.

------
ĐẶT MUA ỦNG HỘ SÁCH GIẤY THẬT DỄ VỚI
------
TỔNG KHO EBOOK QLDA FREE:  https://bit.ly/ebookqldaMKT

Keywords:
5 Cuốn sách không thể thiếu của người làm quản lý dự án
- sách quản lý dự án
- sách hay cho người quản lý dự án
- chuyên gia quản lý dự án
- sách hay về quản lý dự án

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

Cash flow và tầm quan trọng

ĐTC - Cash flow và tầm quan trọng


Cash Flow - Kế hoạch dòng tiền là gì?
Kế hoạch dòng tiền là phân bổ định kỳ chi phí cần thiết cho một dự án. Nói cách khác, bạn có thể nói, đó là việc lên kế hoạch chi phí cho mỗi khoảng thời gian của dự án. Khoảng thời gian này có thể là một tháng, một phần tư, một năm hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào khác tùy thuộc vào phạm vi và thời lượng của dự án. Trong trường hợp việc phân bổ hàng tháng, nó sẽ được gọi là dòng tiền hàng tháng của dự án.

Kế hoạch dòng tiền là một tài liệu trong đó chi phí được ước tính cho mỗi khoảng thời gian của dự án. Điều này cũng có thể được hiển thị dưới dạng biểu đồ. Một đồ thị có thể được vẽ với khoảng thời gian trên trục hoành và chi phí cộng dồn trên trục tung. Loại biểu đồ này cũng được gọi là đường chi phí S-Curve. Dòng tiền là một thuật ngữ cụ thể hơn cho việc quản lý tài chính của các dự án. Trong Quản lý dự án, thuật ngữ "Yêu cầu cấp vốn cho dự án - Project Funding Requirements" thường được sử dụng cho các quỹ định kỳ cần thiết cho một dự án.

Tầm quan trọng của Kế hoạch dòng tiền
Kế hoạch dòng tiền là tài liệu rất quan trọng và có giá trị pháp lý. Nó gần như là bắt buộc đối với một nhà thầu - Nhà thầu phải gửi 1 kế hoạch dòng tiền cho khách hàng hoặc nhà tài trợ theo kế hoạch tiến độ thi công của dự án. Nhà thầu không thể tiến hành thi công khi học chưa gửi và phê duyệt Kế hoạch dòng tiền từ Khách hàng hoặc Nhà tài trợ. Nếu bạn làm quản lý chi phí cho các dự án thì đều biết rằng Việc có 1 kế hoạch dòng tiền hợp lý và đúng theo kế hoạch thi công được duyệt sẽ có lợi cho tất cả các bên liên quan (Nhà thầu - Khác hàng hoặc Nhà tài trợ)
Dưới đây là ảnh chụp nhanh của một yêu cầu hợp đồng như vậy được lấy từ "Điều kiện Hợp đồng cho Công trình Xây dựng Dân dụng - FIDIC", là một hợp đồng tiêu chuẩn quốc tế.
Yêu cầu về Kế hoạch dòng tiền trong FIDIC

Kế hoạch dòng tiền có chứa yêu cầu cấp vốn cần thiết cho một dự án. Điều đó có nghĩa là có bao nhiêu công việc được lên kế hoạch cho từng khoảng thời gian của dự án. Thông tin này được trích xuất từ ​​lịch trình thời gian thực hiện cho dự án. Kế hoạch dòng tiền được sử dụng để đo lường tiến độ thực tế của dự án. 
Ví dụ: nếu có các công trình được lên kế hoạch trị giá 2 tỷ trong một tháng cho tháng 1 năm 2019 và Nhà thầu đã thực hiện thi công trị giá 1 tỷ trong tháng đó. Nó có nghĩa là chỉ có 50% tiến độ dự kiến ​​đạt được trong tháng này. Hay nói cách khác, dự án đó bị chậm tiến độ.

Kế hoạch dòng tiền là cực kỳ quan trọng đối với Khách hàng hoặc Nhà tài trợ. Bởi vì nó cho thấy số tiền cho mỗi khoảng thời gian sẽ sẵn sàng phải chi trả cho Nhà thầu. Nếu Nhà thầu đã hoàn thành các công việc đã lên kế hoạch cho một số tháng hoặc quý, thì đó là quyền hợp pháp của Nhà thầu để nhận khoản thanh toán đối với các công việc đã được thực hiện. Nếu Khách hàng hoặc Nhà tài trợ không làm như vậy, Nhà thầu có thể tiến hành kiện tụng hoặc đình chỉ thi công.

Làm thế nào để thực hiện một Kế hoạch dòng tiền?
Kế hoạch dòng tiền bao gồm số lượng công việc đã lên kế hoạch cho từng giai đoạn của dự án. Thông tin này được trích xuất từ ​​tiến độ của dự án. Vì vậy, để tạo ra dòng tiền của dự án, tiến độ dự án là yêu cầu bắt buộc. Đối với các dự án lớn và phức tạp, các phần mềm lập kế hoạch như Primavera P6 và MS Project được sử dụng để tạo ra dòng tiền. Khuyến khích việc sử dụng phần mềm lập kế hoạch để làm ra kế hoạch dòng tiền vì nó nhanh, chính xác và tiết kiệm thời gian vì nó có thể sửa đổi nhiều lần trước khi đạt được một kế hoạch chấp nhận được. Ngoài ra bạn có thể sử dụng Excel kết hợp với tiến độ dự án được tạo ra từ MS Project hoặc Primavera P6 để lập kế hoạch kế hoạch dòng tiền như ví dụ bên dưới

Hãy xem xét ví dụ sau. Đây là dòng tiền của một số hoạt động của một dự án mẫu. Bạn có thể thấy rằng các công việc được liệt kê ở bên trái và chi phí tương ứng của mỗi hoạt động được viết ở bên phải cho mỗi tháng. Ví dụ, chi phí đào đất là 1tỷ = 100 triệu + 200 triệu + 300 triệu + 400triệu. Chi phí này được phân phối trong bốn tháng. Điều này có nghĩa là hoạt động này sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2019 và sẽ kết thúc vào tháng 4 năm 2019. Hai hàng cuối cùng chứa tổng chi phí hoạt động cho mỗi tháng và lũy kế. Ví dụ: tổng số chi phí cho công việc được lên kế hoạch cho tháng 3 năm 19 là 700 triệu = 300 triệu+400 triệu. 

Hàng cuối cùng trong ví dụ trên là chi phí hàng tháng lũy kế. Điều này có nghĩa là chi phí của tháng hiện tại cộng với chi phí của tất cả các tháng trước. Ví dụ: chi phí tích lũy của tháng 4 năm 2019 là 900triệu +1,3 tỷ bằng 2,2 tỷ. Dữ liệu chi phí tích lũy này được sử dụng để vẽ đường cong S chi phí. Đường cong S chi phí được sử dụng để đo lường các biện pháp hiệu suất khác nhau như hiệu suất tiến độ và hiệu suất chi phí. Loại đo lường này là thành phần của phương pháp giá trị đạt được EVM.


Nếu bạn dùng MS Project như trong các khóa học của tôi hướng dẫn, thì ngay sau khi chốt được bản kế hoạch tiến độ dự án, thì bạn dễ dàng có được ngay bản kế hoạch dòng tiền và biểu đồ đường cong chi phí chỉ trong 1 vài click chuột. 
Dưới đây là ảnh chụp 1 vài thao tác để lấy được dữ liệu Cash Flow trong MS Project

Lựa chọn xuất dữ liệu Cash Flow từ Project ra Excel
Sau khi lựa chọn hiển thị và bấm View thì được ngay kết quả như sau
Cash flow xuất ra từ MS Project

Trong thực tế, mặc dù Cash flow rất quan trọng, nhưng Cash flow trong xây dựng vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều quan trọng là chúng ta phải làm, phải học hỏi, phải cải tiến thì chúng ta mới có được. Đừng nghĩ nó khó, nó phức tạp mà bỏ qua. Phải xác định Cash flow trong doanh nghiệp xây dựng chúng giống như mạch máu của cơ thể chúng ta vậy. 
------------------------
ĐĂNG KÝ THAM GIA KHÓA HỌC MS PROJECT online
TẠI
(Đăng ký ngay hôm nay để nhận nhiều phần quà có giá trị)


Keywords:
- cash flow
- kế hoạch dòng tiền
- dòng tiền dự án
- lập cash flow cho dự án
- dòng tiền dự án xây dựng
- cash flow trong xây dựng

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Đo lường thành công dự án xây dựng với KPIs

ĐTC - Đo lường thành công dự án xây dựng với KPIs
Đo lường thành công dự án xây dựng với KPIs
Thành công là mục tiêu sau cùng của mỗi dự án. Tuy nhiên, câu hỏi thế nào là một dự án thành công lại có rất nhiều cách trả lời, không cách nào đúng hoàn toàn và cũng không có cách nào sai hoàn toàn. Xét về tiêu chí thành công của dự án, cơ bản nhất vẫn là về chi phí, thời gian, chất lượng, nhưng ngày một đa dạng và phong phú hơn, đúng với bản chất luôn thay đổi của ngành công nghiệp xây dựng. Bài viết này ĐTC xin được chia sẻ với bạn 1 bài nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí kinh tế xây dựng của tác giả Nguyễn Bảo Ngọc - Khoa Kinh tế xây dựng, ĐH Xây dựng - với nội dung "Nghiên cứu các vấn đề về đo lường thành công của dự án xây dựng và đề xuất sử dụng KPIs"

Nghiên cứu đề cập tới các nội dung sau:
- Các tiêu chí về sự thành công của dự án
- Một số cách đo lường thành công của dự án
- Chỉ số hiệu quả cốt yếu (KPI)
- Nhu cầu về KPIs trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng
- Một số KPIs phù hợp cho đo lường thành công dự án
- Các khó khăn của việc sử dụng KPIs ở Việt Nam
Xem và Download báo cáo TẠI ĐÂY

-------------------------------
Mời Bạn tham gia Group Facebookhttps://www.facebook.com/groups/quanlyduanvietnam/
-------------------------------
Keywords:
- thành công dự án, 
- đo lường thành công dự án, 
- dự án xây dựng, 
- chỉ số hiệu quả then chốt, 
- KPI - Key Performance Indicators 

Sự khác nhau giữa quản lý dự án theo BIM và truyền thống

ĐTC - Sự khác nhau giữa quản lý dự án theo BIM và truyền thống

Sự khác nhau giữa quản lý dự án theo BIM và truyền thống
Mô hình trên Navisworks

Ngày nay, BIM đã và đang trở nên khá phổ biến trong trong các dự án xây dựng. Đặc biệt BIM 4D đã được Chủ đầu tư và 1 số doanh nghiệp xây dựng lớn áp dụng cho việc quản lý các dự án của mình.
Trong bài viết này ĐTC sẽ chia sẻ với bạn 1 vài điểm khác nhau giữa QLDA theo BIM 4D và theo cách truyền thống. Để từ đó bạn hiểu ra rằng, BIM đã là 1 xu thế (trend) trong lĩnh vực quản lý dự án xây dựng.
Xem các bài viết về BIM TẠI ĐÂY

Hãy cùng điểm qua 1 vài điểm khác nhau trong bảng sau:
Nội dung
Quản lý truyền thống
Quản lý theo BIM
Lên kế hoạch và lập tiến độ
Chỉ có bảng tiến độ và biểu đồ dạng Bar-chart.
Liên kết bảng tiến độ với mô hình 3D để hiểu rõ hơn về dự án.

So sánh tiến độ cơ sở và thực tế (Baseline vs Actual)

So sánh trên biểu đồ Bar-chart dựa trên nhiều tập bản vẽ giấy.
So sánh trực quan trên video mô phỏng.

Kiểm soát tiến trình xây dựng


Thể hiện tiến trình dạng mặt bằng màu, dẫn đến thiếu chính xác.
Xuất mô hình 4D sang Ipad, đi ra ngoài công trường, cập nhật chúng và khi đó nó tự động cập nhật toàn bộ tiến trình.

Lập kế hoạch trước (Lookahead Plan)

Lập kế hoạch trước với độ chính xác thấp.
Bản trình bày về kế hoạch trước rất rõ ràng, chính xác.

Họp thảo luận về tiến trình


Mất thời gian để giải thích vấn đề và đưa ra quyết định.
dễ dàng giải quyết các vấn đề và ra quyết định sớm.

Phân tích xác nhận quyền sở hữu và giải quyết tranh chấp

Rất khó để chứng minh ai chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ và đòi hỏi quá nhiều thời gian và tiền bạ
rất dễ dàng để chứng minh ai chịu trách nhiệm về sự chậm trễ và kết quả mong đợi trong tương lai chỉ bằng cách sử dụng 1 video.

Thể hiện và nghiên cứu phương pháp thi công xây dựng

Thể hiện biện pháp thậm chí đến vài trăm trang giấy.
Thể hiện biện pháp thông qua video từ 1-2 phút.

Lên kế hoạch và quản lý an toàn lao động

 

Nhiều tài liệu và kế hoạch phức tạp.
Chỉ cần video 2 phút để thể hiện mối nguy hiểm và kế hoạch an toàn một cách trực quan.

Nghiên cứu vị trí và mức an toàn của cần trục tháp

Các bản vẽ chỉ mang tính tượng trưng, hời hợt.
Chỉ cần 2 phút video để thể hiện những gì bạn cần về sự an toàn của cần trục tháp.

. Quản lý tổng mặt bằng

 

Cần rất nhiều bản vẽ.
Chỉ cần video để thể hiện bố cục và hệ thống đường đi.

Quản lý bản vẽ xây dựng

 

Rất nhiều bản vẽ và dữ liệu dự án cần lưu trữ.
1 mô hình 4D bao gồm tiến độ + mô hình 3D + ghi chú + hình ảnh.

Tiếp cận quản lý dự án tổng quát

 

Không thể kiểm soát được số lượng lỗi, sao chép, mất dữ liệu và lãng phí thời gian.
Chỉ cần 1 mô hình chia sẻ tích hợp.

Tham khảo công cụ hỗ trợ BIM 4D - NAVISWORKS 
Cách triển khai BIM 4D với Revit, MS project và Navisworks


Từ khóa tìm kiếm:
- quản lý dự án theo BIM
- ứng dụng BIM trong quản lý dự án
- so sánh quản lý dự án theo BIM và truyền thống
- BIM 4D

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Tên

Email *

Thông báo *

THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT NHÀ THÔNG MINH LUMI