Tìm nội dung trên Blog

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tools. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tools. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Hướng dẫn download và cài đặt Mindjet MindManager

ĐTC - Hướng dẫn download và cài đặt Mindjet Manager


Hướng dẫn download và cài đặt Mindjet Manager

Mindjet MindManager là ứng dụng hỗ trợ người dùng vẽ sơ đồ tư duy cho cả cá nhân lẫn các doanh nghiệp với khả năng sắp xếp các công việc, kế hoạch, dự án thông minh, khoa học. Phần mềm này còn giúp bạn truy vấn dữ liệu nhanh hơn, việc nhập, xuất dữ liệu cũng dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể xuất dữ liệu ra nhiều định dạng file phổ biến cùng với việc kết nối tới nhiều loại cơ sở dữ liệu, tăng cường tính năng hỗ trợ hợp tác trong công việc tập thể. 

Ngoài ra, trong các khóa học MS Project bạn còn được Đàm Tài Cap chia sẻ về cách ứng dụng Mindjet Mindmanager để tạo ra các cấu trúc phân rã công việc - WBS cho dự án. Và nếu khai thác công cụ Mindjet Mindmanager bạn còn có thể có thêm nhiều ứng dụng hữu ích và thú vị khác nữa.

Bước 1: Download phần mềm
LINK DOWNLOAD: TẠI ĐÂY

Bước 2: Cài đặt phần mềm Mindjet Mindmanager thành công 100% theo hướng dẫn
Xem video dưới đây:




Hãy like, share và subcribe kênh youtube ĐTC để đón nhận những video hướng dẫn sử dụng phần mềm này nhé.

Từ khóa tìm kiếm:
- bộ cài mindmap
- phần mềm Mindjet MindManager
- hướng dẫn cài đặt và crack mindjet
- công cụ tạo lập wbs
- ứng dụng quản lý dự án

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Bộ cài Office - Project - Visio 2016

ĐTC - Bộ cài Office - Project - Visio 2016

Bộ cài Office - Project - Visio 2016

Tiếp thêm sức mạnh cho Bộ cài Office 2013, Project 2013, Visio 2013 với những thay đổi mạnh mẽ từ Microsoft đã thực sự làm người sử dụng có những trải nghiệm tuyệt vời, những thay đổi phù hợp với thời đại công nghệ 4.0. Trước khi Download Bộ cài Office 2016, Project 2016, Visio 2016 hãy cùng ĐTC điểm qua 2 điểm khá thú vị ở MS Project 2016.
Bạn phải chuyển đổi sang dùng Bộ cài Office - Project - Visio 2016 ngay, vì tại thời điểm ĐTC chia sẻ cho bạn Bộ cài Office - Project - Visio 2016 thì Microsoft Office đã ra phiên bản 2019 rồi.

2 điểm mới đáng giá trong MS Project 2016

1/ Multiple timelines : Timelines là 1 hình thức khác để truyền đạt kế hoạch tiến độ dự án (bên cạnh Gantt chart). Với MS Project version 2016, Microsoft đã cải tiến tính năng Multiple Timelines - tức cho phép người dùng xem nhiều Timelines trên khung nhìn Timelines. Và mỗi timelines đó người dùng có thể xem được ngày bắt đầu, ngày kết thúc của hạng mục hay các mốc do người dùng tùy chọn.

Multiple timelines


2/ Tell me: Với rất nhiều tính năng trong Project 2016, sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể hỏi một tính năng nhất định ở đâu, thay vì phải săn lùng nó? Với Tell Me, bạn có thể làm điều đó. Điều tuyệt vời là, câu trả lời mà Tell Me cung cấp là một nút trực tiếp, vì vậy bạn chỉ cần nhấp vào câu trả lời và nó sẽ làm như bạn yêu cầu. Tính năng này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian phải không?
Tell me
Tăng tốc làm việc trên MS Project với "Tell me"

LINK DOWNLOAD (Bộ cài + Thuốc):

Link dự phòng Bộ cài: Tại đây
Link dự phòng thuốc: Tại đây

Để crack bạn cần tắt các trình diệt virut (kể cả trình bảo vệ Windows Security của máy tính- hỏi Google nếu không biết cách) trước khi download KMSpico về máy (vì nó sẽ bị phát hiện là viru và bì diệt mất file chạy).  (Xem hướng dẫn Tắt Windows Defender trên Windows 10 )

Lưu ý: File đính kèm dung lượng lớn, khuyến nghị download khi dùng internet tốc độ cao để tiết kiệm thời gian download.

Các tính năng mới thú vị và hữu ích khác của MS Project sẽ được chia sẻ chi tiết trong các khóa học MS Project tại KH trực tuyến "Lập và quản lý tiến độ với Ms Project Pro"
HÃY THAM GIA ĐỀ SỞ HỮU CÔNG CỤ MẠNH MẼ NÀY!

Từ khóa tìm kiếm:
- bộ cài ms project 2016
- bộ cài office 2016
- bộ cài visio 2016
- bộ cài đặt full office 2016
- phần mềm ms project 2016

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Quy trình và công cụ quản trị rủi ro

ĐTC - Quy trình và công cụ quản trị rủi ro

Quy trình và công cụ quản trị rủi ro

Hiện tại hệ thống quản lý của hầu hết các công ty xây dựng vừa và nhỏ chưa có hệ thống quản lý rủi ro. Trong khi thực tế hiện tại lĩnh vực lĩnh vực này lại chứa đựng rất nhiều rủi ro như chậm tiến độ, vượt ngân sách, chất lượng sản phẩm xây dựng không đảm bảo… Cách ứng phó với rủi ro của các công ty hiện tại đang rất thụ động, tùy tiện và không có kế hoạch. Các rủi ro không được dự báo, cảnh báo trước, khi xảy ra thì mới tìm cách giải quyết. 

Ví dụ: Chậm tiến độ thi công ở công trường do chủ đầu tư chưa có bản vẽ được phê duyệt ... Tài chính của chủ đầu tư không tốt ... Điều khoản hợp đồng chưa chặt chẽ dẫn tới bất lợi khi xảy ra tranh chấp ....
Việc có một hệ thống quản trị rủi ro tốt không những giảm thiểu thiệt hại lãng phí, gia tăng lợi nhuận công ty mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn cho công ty.
Do đó yêu cầu cấp thiết của các công ty là phải triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro và thực hiện quản trị rủi ro cho toàn bộ hệ công ty.

Trong bài viết này ĐTC sẽ chia sẻ với bạn 1 bài viết về quy trình và các công cụ quản trị rủi ro mà ĐTC đã có dịp tham gia khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho 1 công ty trước đây.

I - QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO
Quy trình quản trị rủi ro
a) Bước 1: Lập danh sách các rủi ro
Giai đoạn này cần huy động trí tuệ tập thể để lập ra một danh sách các rủi ro tiềm tàng.
Ví dụ, trước khi ký kết một thực hiện một dự án BLĐ công ty sẽ họp nhóm các cá nhân, phòng ban liên quan để lập ra một danh sách các rủi ro theo như danh mục phân loại bên trên.

b) Bước 2, bước 3: Xác định khả năng xảy ra và mức độ ưu tác hại của các rủi ro
Hai bước này giúp rà soát kỹ lưỡng danh sách các rủi ro, để xác định thứ tự ưu tiên cho các rủi ro (Sử dụng Ma trận rủi ro).
Ở bước này cần trả lời 2 câu hỏi:
- Mỗi rủi ro có bao nhiêu khả năng trở thành sự thật?
- Mỗi rủi ro nếu trở thành sự thật thì sẽ gây tác hại đến mức nào? 

c) Bước 4: Ngăn chặn hoặc giảm nhẹ rủi ro
Bước này được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra.
Ví dụ, ở dự án A có một nhà cung cấp vật liệu xây dựng thường xuyên bị trễ tiến độ cấp hàng, chất lượng hàng hóa không đồng đều… thì có thể ngăn chặn rủi ro cho dự án B bằng cách tìm một nhà cung cấp khác đáng tin cậy hơn để thay thế. Trong trường hợp vẫn phải tiếp tục sử dụng nhà cung cấp đó thì cần phải thực hiện các giải pháp khác để cải thiện tiến độ cấp hàng và kiểm soát chất lượng đầu vào của hàng hóa để giảm nhẹ rủi ro.

d) Bước 5: Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp ứng phó
Bước này là bước thể hiện các hành động cụ thể sẽ được thực hiện nếu rủi ro xảy ra. Cần trả lời câu hỏi “Nếu rủi ro đó trở thành sự thật, chúng ta sẽ làm gì?” (Sử dụng bảng liệt kê danh mục rủi ro).

e) Bước 6: Xác định điểm kích hoạt biện pháp ứng phó
Điểm kích hoạt là yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch quản trị rủi ro. Điểm kích hoạt được xác định là khi rủi ro đã trở thành sự thật và buộc phải triển khai các biện pháp ứng phó. Điểm kích hoạt là thời điểm tối ưu để có thể tối đa hóa giá trị của các biện pháp ứng phó.
Ví dụ, một thời hạn bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của một thầu phụ A đến ngày 7/2/2019 hết hạn trong khi chưa thực hiện khấu trừ hết trong các đợt thanh toán. Thì kế hoạch ứng phó là yêu cầu thầu phụ A gia hạn thời hạn bảo lãnh tạm ứng đó. Nếu thời gian để thực hiện việc gia hạn của ngân hàng là 1 tuần thì Điểm kích hoạt ở đây là ngày 1/2/2019.

II - CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO
Chúng ta sử dụng 2 công cụ chính và phổ biến sau:
1/ Ma trận rủi ro

2/ Bảng liệt kê danh mục rủi ro

STT
Tên rủi ro
Mô tả rủi ro và ảnh hưởng
Khả năng xảy ra
Tác động
Nguyên nhân
Giải pháp khắc phục, giảm thiểu và ứng phó với rủi ro
1






2






3







Bên trên là những chia sẻ ngắn gọn về quy trình và một số công cụ quản trị rủi ro. Bài viết sắp tới ĐTC sẽ chia sẻ với bạn cách áp dụng công cụ quản trị rủi ro này trong Microsoft Project. Hãy follow để đón đọc nhé.

Từ khóa tìm kiếm:
- quản trị rủi ro
- quy trình quản trị rủi ro
- công cụ quản trị rủi ro
- risk management
- risk matrix

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Top 10 nền tảng hỗ trợ quản lý dự án xây dựng Online

ĐTC - Top 10 nền tảng hỗ trợ quản lý dự án xây dựng Online

Top 10 nền tảng hỗ trợ quản lý dự án xây dựng Online

Dưới đây là Top 10 nền tảng hỗ trợ quản lý dự án xây dựng Online - lựa chọn cho năm 2019, ĐTC viết bài viết chia sẻ này để các bạn hay doanh nghiệp các bạn nếu có mong muốn sử dụng 1 nền tảng quản lý dự án online có thể tham khảo và ứng dụng để đón đầu kỷ nguyên 4.0. (Nguồn: tipsographic.com)

Top 10 được sắp xếp từ trên xuống dưới về mức độ phổ biến.

Những nền tảng này hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan (Stakeholders) được "dễ dàng" và "cập nhật" hơn.










Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

So găng 2 công cụ quản lý công việc Trello & Asana

ĐTC - So găng 2 công cụ quản lý công việc Trello & Asana

So  găng 2 công cụ quản lý công việc Trello & Asana

Hiện nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn các công cụ cho việc quản lý công việc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng ĐTC nhận thấy có 2 trong số rất nhiều công cụ đó thực sự hữu ích và tiện dụng. Đó là Trello & Asana.

Trong bài viết này, ĐTC sẽ đưa ra những so sánh về phương pháp quản lý dự án của Trello & Asana cùng những điểm mạnh, điểm yếu của 2 công cụ để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được công cụ phù hợp cho công việc của mình.

Trello và Asana
Cả hai công cụ này đều có những thế mạnh riêng, đáp ứng những nhu cầu khác nhau trong quản lý dự án, vậy ứng dụng nào sẽ là phần mềm quản lý dự án tốt nhất cho bạn?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những so sánh về phương pháp quản lý dự án của Trello & Asana, điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra kết luận về công cụ tối ưu hơn cả.

1. Công cụ Trello
Trello là công cụ quản lý dự án vận hành theo phương pháp Kanban. Nguyên lí của phương pháp này là trực quan hoá công việc thành một bảng thông tin, gồm các cột tương ứng với trạng thái công việc To do, Doing, hoặc Done. Mục đích của việc phân loại là để giới hạn số “công việc đang tiến hành”, điều này giúp cho cả nhóm có thể làm việc tập trung hơn, tránh lãng phí thời gian khi phải di chuyển qua lại giữa các công việc khác nhau.

Giao diện làm việc của Trello

Ở Trello, mỗi “thẻ” đại diện cho một nhiệm vụ. Các thẻ được phân loại thành các danh sách, mỗi danh sách đại diện cho một tình trạng công việc hoặc một tính chất khác biệt (cần hoàn thành, đã hoàn thành…). Các cột được xếp trong một “bảng”, mỗi “bảng” là một dự án, hoặc một luồng công việc cụ thể.

Trello quản lý công việc dựa trên thẻ (card-based), các bình luận, trao đổi, ghi chú sẽ xảy ra xung quanh "thẻ" này. Trello hoạt động rất tốt nếu bạn tổ chức dự án theo chiều dọc (theo các giai đoạn khác nhau của dự án), bạn có thể di chuyển một thẻ (công việc) từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng Trello cho việc quản lý các công việc của phòng Đi tư các "Công việc cần làm" đến "Công việc đang làm" và cuối cùng là "Công việc đã làm"

Qua thực tế sử dụng ĐTC khuyến nghị sử dụng Trello cho các team từ 3 - 10 người, với đặc thù công việc theo dạng tuần tự, cần tập trung vào sự đơn giản, cộng tác hiệu quả, nhanh gọn thay vì quản trị.

2. Công cụ Asana
Khác với Trello, Asana không trực quan dòng công việc (work flow), nó trông giống như một danh sách việc phải làm (to-do list) của cả công ty, nơi tất cả mọi người có thể tạo nhiệm vụ và giao việc cho người khác.
Công cụ Asana
Giao diện làm việc cùa Asana

Cách quản lý của Asana được minh hoạ qua hình sau:

Ở Asana, mỗi thành viên có một tài khoản riêng và có thể tham gia nhiều “Team” khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đồng thời ở cả team Quản lý thi công, Quản lý dự án, Tài chính kế toán… Một người có thể là thành viên của nhiều hơn một team.

Trong mỗi team, “Dự án" được tạo ra và giúp xác định các khối công việc chính mà team cần làm. Bên trong các dự án này, bạn có danh sách "Nhiệm vụ- Task" và "Nhiệm vụ phụ- Subtask" được phân bổ cho các thành viên khác nhau. Những nhiệm vụ này chia nhỏ công việc trong một dự án và xác định rõ ràng ai đang làm gì và vào ngày nào (Trả lời được 2 W: Who + When). Bên trong mỗi công việc, bạn cũng có phần bình luận để giao tiếp với nhau về nhiệm vụ đang diễn ra.

Công cụ Asana quản lý dự án dựa trên các nhiệm vụ (task-based). Asana thích hợp cho các công ty có hệ thống công việc phức tạp, một người cần phải tham gia nhiều dự án/ phòng ban khác nhau. Khi đó, Asana không chỉ giúp team cộng tác hiệu quả, mà còn giúp người quản lý theo dõi tổng thể công việc ở tất cả các phòng ban và dự án.

Chi phí để sử dụng Trello vs Asana
Điểm chung của Trello và Asana là đều có bản miễn phí, cho phép bạn sử dụng các tính năng cơ bản. Tuy nhiên khi bạn bắt đầu sử dụng nhiều hơn và nhiều hơn nữa, bạn sẽ thấy phải nâng cấp lên phiên bản trả tiền để loại bỏ hầu hết các giới hạn ràng buộc ở phiên bản miễn phí.

Bản nâng cấp của Trello có giá 9.99$, tương đương với hơn 200.000 đồng/ người dùng/ tháng. Ở bản miễn phí, bạn được phép mời thành viên và tạo bảng không giới hạn, tuy nhiên bạn sẽ không truy xuất được thông tin để lưu giữ offline, chỉ có thể tích hợp được 1 ứng dụng khi dùng bản miễn phí, dung lượng tệp đính kèm chỉ cho phép tới 10 MB...

Cũng giống Trello, Asana cho phép dùng bản miễn phí nhưng chỉ với tối đa 15 thành viên, nếu số thành viên lớn hơn thì phải dùng bản nâng cấp có giá 8,33$ tương đương với 190.000 đồng/ người dùng/ tháng. Với phiên bản này, Asana sẽ mở thêm các tính năng như báo cáo, tuỳ chỉnh quyền riêng tư cho dự án, tính năng tìm kiếm nâng cao…

Ưu điểm và nhược điểm của Trello và Asana
Điểm chung của Trello và Asana là đều tập trung vào việc cho phép các thành viên trong nhóm phối hợp tốt hơn, giúp các dự án, nhiệm vụ được sắp xếp khoa học, có tổ chức. Tuy nhiên do cách thức quản lý khác nhau, nên mỗi ứng dụng đều những ưu nhược điểm riêng.

Ưu điểm của Trello
- Dễ sử dụng
Giao diện làm việc của Trello giống hệt với các tờ giấy note được dán trên màn hình. Do vậy, bất kì ai nhìn vào cũng có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng. Các thao tác sử dụng cũng rất đơn giản. 
- Theo dõi trực quan
Trello được thiết kế dựa trên phương pháp quản lý dự án Kanban, nên các giai đoạn công việc sẽ được phân chia thành các danh sách như các to-do list. Và chỉ cần nhìn vào giao diện, là nhà quản lý đã nắm bắt ngay được tiến độ dự án một cách trực quan nhất.
- Khả năng tích hợp lớn
Trello còn có ưu điểm đáng kể đó là khả năng tích hợp lớn khi sử dụng bản trả phí. Nếu bạn sử dụng gói Free, dung lượng file đính kèm chỉ có 10MB nhưng nếu bạn sử dụng gói Business, con số đó lên tới 250MB

Ưu điểm của Asana
- Giao tiếp tốt
Asana có thể giúp loại bỏ việc dùng email hoặc ứng dụng thứ ba để giao tiếp, bởi người dùng được tự động nhận thông báo trong hộp thư đến của họ khi một nhiệm vụ được giao hoặc thay đổi. Tính năng bình luận ở từng nhiệm vụ có thể thay thế các email trao đổi công việc. Giao tiếp theo thời gian thực cho phép các thành viên phản hồi nhanh chóng, giảm thiểu các cuộc họp tốn thời gian.

- Theo dõi tổng quan dự án
Giao diện dạng danh sách, phân chia công việc theo thứ bậc từ lớn đến nhỏ, giúp người quản lý theo dõi được tổng thể dự án.

- Báo cáo công việc
Asana có báo cáo trực quan, cập nhật theo thời gian thực giúp nhà quản lý ngay lập tức đánh giá được hiệu quả của dự án, tuy nhiên tính năng này chỉ có ở phiên bản trả phí.

- Tuỳ chỉnh quyền riêng tư cho dự án
Ở phiên bản trả phí, Asana có thể tạo dự án với tuỳ chỉnh quyền riêng tư (dự án chỉ hiển thị với một số thành viên cho phép), tạo một không gian làm việc an toàn cho những công việc mang tính bảo mật cao.


Nhược điểm của Trello
- Không lý tưởng cho các dự án có hàng trăm nhiệm vụ
- Khi số lượng thẻ bắt đầu gia tăng, Trello trở nên khó sử dụng, bởi người dùng bắt đầu mất tầm nhìn vào những gì đã làm, và cần phải tìm kiếm thẻ nhiều hơn và thường xuyên hơn.
- Không phân cấp thành viên quản trị
- Tất cả các thành viên tham gia dự án trên Trello đều có quyền chỉnh sửa, giao việc, xóa bỏ phần đã đánh dấu trước. Sự phân quyền lỏng lẻo hoàn toàn không phù hợp nếu có nhu cầu áp dụng Trello cho cấp độ doanh nghiệp.
- Môi trường giao tiếp kém
Mặc dù các thành viên có thể trao đổi trong các thẻ, tuy nhiên lại thiếu một giao diện cho các bình luận chung về toàn bộ dự án. Trello không có tính năng chat, vì vậy cần tích hợp với một công cụ giao tiếp khác như Slack.
- Không phù hợp cho quản lí thời gian
Với duy nhất một giao diện trải theo chiều ngang, Trello gây khó khăn cho người dùng trong việc quản lý thời gian chính xác của các công việc. Các thẻ được thiết kế độc lập, cản trở việc quản lý mối quan hệ giữa các đầu việc
- Thiếu báo cáo công việc
Trello có thể là một công cụ tuyệt vời cho làm việc nhóm, nhưng lại thiếu đi nhiều tính năng thiết yếu đối với vai trò của một người Quản lý (Project/Team manager); trong đó phải kể đến việc báo báo. Trello không có một giao diện cho phép người quản lý theo dõi ngay được công việc đã hoàn thành được bao nhiêu % so với dự kiến, những cá nhân nào đang đảm bảo được tiến độ công việc được giao,...)


Nhược điểm của Asana
- Không phù hợp với các dự án có tính chất công việc theo tuần tự
Giao diện to-do list thiếu khả năng sắp xếp theo thứ tự chính là điểm yếu của Asana khi quản lý loại dự án này.
- Không có bản tiếng Việt
Hiện tại Asana chỉ có duy nhất một phiên bản tiếng Anh mà chưa mở rộng sang các ngôn ngữ khác.
- Không có biểu đồ Gantt cho quản lý dự án
Đối với các dự án lớn, có nhiều công việc phải hoàn thành cùng lúc, trình tự công việc chồng chéo nhau, trực quan hoá công việc bằng biểu đồ Gantt là điều cực kì cần thiết. Tuy nhiên hiện tại Asana vẫn chưa có tính năng này.

Từ những phân tích ở trên có thể bạn sẽ khó phân định được Trello hay Asana tối ưu hơn, bởi mỗi công cụ quản lý chỉ phục vụ tốt nhất cho những công việc mang tính đặc thù nhất định. Tùy theo tính chất công việc, quy mô dự án, quy mô đội ngũ, bạn có thể sử dụng Trello hoặc Asana kết hợp với một ứng dụng khác để đáp ứng những nhu cầu còn thiếu trong quản lý.

------------------------------



Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Quản lý công việc với Trello

Quản lý công việc với Trello

Khối lượng công việc của bạn mỗi ngày nhiều hơn, bạn phải đau đầu để quản lý chúng. Quản lý công công việc là level thứ 2 trong 5 cấp độ quản lý. Muốn quản lý công việc được tốt bạn cần một công cụ hỗ trợ.
Tôi đã chọn Trello cho công việc của mình, tôi đã trải nghiệm và thấy nó rất hữu ích, đơn giản dễ sử dụng và hơn nữa tài khoản Free của chúng cũng rất đầy đủ tính năng.
Tôi sử dụng Trello cho việc giao tiếp thông tin Team dự án, quản lý email, quản lý công việc cá nhân, lưu trữ thông tin, lưu trữ những ý tưởng...Nó vừa dùng cho nhóm làm việc vừa dùng cho việc cá nhân.
TÔI MUỐN CHI SẺ ĐỂ BẠN CŨNG DÙNG VÀ SHARE NHỮNG TÍNH NĂNG MỚI CÙNG TÔI VÀ CỘNG ĐỒNG.

P/s: Tham gia cộng đồng Manaaz.com để cập nhật những công cụ hay hỗ trợ công việc, quản lý và điều hành.
-------------------------------------------------------------------------------
PHÍM TẮT TRONG KHI SỬ DỤNG TRELLO BẠN NÊN BIẾT



Nếu muốn tìm hiều nhiều hơn về Trello hãy tham khảo khóa học TRELLO TẠI ĐÂY

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

20 Kênh Youtube giúp luyện tiếng anh hiệu quả

ĐTC - 20 Kênh Youtube giúp luyện tiếng anh hiệu quả

20 Kênh Youtube giúp luyện tiếng anh hiệu quả

Bên cạnh các website học tiếng Anh qua video bắt buộc người dùng trả phí, mạng xã hội Youtube cũng là nơi chúng ta có thể tìm thấy một “biển” tư liệu tự học tiếng Anh miễn phí mà vẫn hiệu quả. Có rất nhiều Kênh youtube dạy học tiếng Anh qua video nổi tiếng, thuận lợi để tự học mọi lúc mọi nơi, miễn là có 1 máy tính hoặc điện thoại kết nối mạng.

Dưới đây là những kênh tuyệt vời dành cho bạn học tiếng anh. Hãy tận dụng nguồn tài nguyên vô tận, hiệu quả mà miễn phí này để nâng cao khả năng tiếng Anh của bản thân nhé.

Tiếng Anh Thông Dụng

1. ESL & Popular Culture
2. English Class 101
3. NonNativeSpeaker
4. Hello Chanel
5. KidsTV123
6. ESLbasics
7. JenniferESL
8. Rachel's English


Tiếng Anh Doanh Nghiệp

9. Business English Pod
10. Speak English - Teacher Frank
11. Learn English with Steve Ford
12. Anglo - Link
13. Coach Shane's
14 Speaking English with MisterDucan


Tiếng Anh giao tiếp

15. British Council
16. BBC Learning English
17. LearnEnglish Kids
18. Langmaster
19. VOA Learning English
20. Learn English with Steve Ford


Share và lưu lại học bạn nhé!
=================================
=================================
-------------------------------------------------------------------------------------------------
LỚP HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP 360
GIAO TIẾP TIẾNG ANH TỰ TIN, TỰ NHIÊN NHƯ NGƯỜI BẢN XỨ

TẶNG NGAY: 1001 CÂU ĐÀM THOẠI TIẾNG ANH THÔNG DỤNG NHẤT


Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

8 Ứng dụng quản lý dự án tốt nhất

ĐTC- 8 Ứng dụng quản lý dự án tốt nhất 

ĐTC - 8 Ứng dụng quản lý dự án tốt nhất

Quản lý dự án không cần phải là làm điều gì đó phức tạp, chúng ta có rất nhiều ứng dụng làm cho mọi việc đơn giản hơn rất nhiều. Khi bạn có các ứng dụng quản lý dự án, bạn có thể chăm sóc của đội ngũ, nhiệm vụ và thời hạn của bạn, mà thậm chí không cần ở trong văn phòng. Bạn thậm chí không cần phải chi tiêu rất nhiều tiền để có được hầu hết các ứng dụng bạn cần. Dưới đây là những ứng dụng hàng đầu của các chuyên gia quản lý dự án khuyên dùng. Nếu bạn đang sử dụng từ 3/8 ứng dụng bên dưới tôi tin chắc bạn đang quản lý tốt các dự án của mình.

1. Casual
Đây là một ứng dụng duy nhất cung cấp một cách khác nhau để làm việc. Trên Casual bạn có kế hoạch nhiệm vụ của bạn chỉ bằng cách vẽ chúng như một sơ đồ. Điều rõ ràng là Casual sẽ giúp bạn hình dung và theo dõi phụ thuộc giữa các tác vụ. Ứng dụng này là vô cùng trực quan và tuyệt vời cho các dự án cá nhân, cũng như tổ chức các dự án cho các đội nhỏ. Bạn có thể dùng thử miễn phí, và nếu bạn không thích nó, không có nghĩa vụ phải trả tiền cho bất cứ điều gì.

Đây là một ứng dụng tuyệt vời cho người dùng iPhone và iPad. Nếu bạn yêu thích biểu đồ Gantt, điều này chắc chắn là một ứng dụng mà bạn có thể nhận được rất nhiều. Bạn bắt đầu bằng cách tạo ra một phác thảo dự án đơn giản. Sau đó, bạn có thể sử dụng các ứng dụng để giúp bạn qua từng bước của dự án cho đến khi hoàn thành. Một bản tiêu chuẩn có giá chỉ $ 49,99, và các bản chuyên nghiệp chỉ là 99,98 $.


3. Podio
Đây là một ứng dụng tuyệt vời cho các đội quy mô lớn làm việc trên các dự án vừa và lớn. Các điểm đặc biệt về Podio là có những tính năng bổ sung như CRM và mạng xã hội nội bộ. Có bốn gói khác nhau: miễn phí, đó là miễn phí cho đến năm nhân viên và năm người sử dụng bên ngoài; Cơ bản, đó là 9$/tháng cho mỗi người lao động; Plus là $14/tháng cho mỗi nhân viên, và cao cấp, mà là $24/tháng cho mỗi nhân viên.

4. Trello
Ứng dụng này là vô cùng thân thiện, và được dựa trên bảng Kanban. Nó thực sự hoạt động như một bảng trắng ảo với những ghi chú. Trello là rất tốt cho tổ chức danh sách công việc phải làm của bạn cho tới những ý tưởng, và đặc biệt nó rất dễ sử dụng. Bạn có thể tạo ra một các bảng để sử dụng cho các dự án khác nhau, và nó là miễn phí. Trello có sẵn cho người dùng iOS và Android là tốt.
Tham khảo khóa học: Tăng năng suất công việc gấp 3 lần với trello
Tham khảo khóa học: Khóa Học Ứng Dụng Trello Vào Quản Lý Dự Án


Đây là một trong những ứng dụng quản lý dự án được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những ứng dụng khó khăn nhất để sử dụng. Nó có rất nhiều tính năng phổ biến với các nhà quản lý dự án, đó là lý do tại sao chúng tôi đã lựa chọn để đưa vào danh sách này. Bạn có thể tùy chỉnh các báo cáo, tỷ lệ theo dõi bỏng, và ở lại theo dõi cho đến khi dự án được hoàn thành. 
Xem và download phần mềm free tại đây.
Đăng ký khóa học MS Project PRO tại đây.

6. Asana
Nếu bạn đang tìm kiếm cái gì đó không phải là khó sử dụng, hãy thử Asana. Đây là một ứng dụng quản lý công việc tuyệt vời mà có thể được sử dụng để quản lý dự án cũng rất tốt. Trong một nutshell Asana giúp bạn tạo và danh sách nhiệm vụ chia sẻ với nhóm của bạn. Các ứng dụng đơn giản nhưng đủ thông minh và đã có rất nhiều tích hợp. Nếu bạn có 1 team dưới 15 thành viên có thể sử dụng Asana miễn phí. Với team trên 15 thành viên và có thể chọn trong khoảng từ $50/tháng cho $800/tháng (100 thành viên).

Đây có lẽ là ứng dụng quản lý dự án tốt nhất. Nó cho phép bạn tổ chức các dự án đóng vai trò như một vị trí trung tâm cho tất cả mọi thứ và có chứa những thứ như để làm danh sách, ghi chú, các sự kiện, các tập tin, và nhiều hơn nữa. Giao diện sử dụng rất thân thiện, và có một thời gian dùng thử 60 ngày miễn phí. Sau đó bắt đầu từ $20/tháng và đi lên đến $3,000/năm nếu bạn muốn có dự án không giới hạn và 500 GB dung lượng lưu trữ.

Trong khi điều này là không thực sự là một ứng dụng quản lý dự án, nhiều người vẫn sử dụng như là ứng dụng hữu ích để quản lý dự án. Đây là một công cụ ghi chép, đơn giản và dễ sử dụng. Nó cho phép dễ dàng ghi lại các ghi chú, lưu các thông tin trên web.... Nó hoạt động tốt cho các dự án cá nhân. Bạn có thể sử dụng Evernote miễn phí, hoặc chọn một dịch vụ cao cấp cho $5 mỗi tháng hoặc $45 mỗi năm.


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

Biểu đồ Ishikawa và ứng dụng

ĐTC - Biểu đồ Ishikawa và ứng dụng

ĐTC - Biểu đồ Ishikawa và ứng dụng

Trong bài chia sẻ trước ĐTC đã chia sẻ với các bạn 1 về KIỂM SOÁT DỰ ÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP EVM, bài chia sẻ dưới đây sẽ mang tới cho bạn 1 công cụ giúp bạn kiểm soát dự án 1 phương diện khác, phương diện tiếp cận vấn đề và đưa ra giải pháp, đó là CÔNG CỤ BIỂU ĐỒ ISHIKAWA (BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ) và ứng dụng. Hãy cùng tôi tìm hiểu xem công cụ này giúp bạn điều gì nhé.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

Tư duy sáng tạo với Mindmap

ĐTC- Tư duy sáng tạo với Mindmap

ĐTC - Tư duy sáng tạo với Mindmap

Ngày nay chúng ta phải tiếp xúc và học hỏi rất nhiều tri thức của nhân loại, việc sắp xếp hệ thống thông tin tiếp nhận được giúp chúng ta học hỏi được nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn. Mindmap là một công cụ như vậy.
Ngày nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính và mobile như: iMindmap, Mindjet Mindmanager, Mindmapper… nhưng tôi thích sử dụng Mindmapper vì sức mạnh và sự tiện lợi của nó.
(Trị giá 120$)
(Pass giải nén: mpvietnam)
(Chờ 3s và nhấp "Bỏ qua quảng cáo" để tới link download)
Các bạn có thể sử dụng Mindmap để hệ thống hóa thông tin của 1 văn bản pháp luật, 1 nội dung của một cuốn sách, 1 cuộc họp, phạm vi của 1 dự án, 1 nội dung tư duy nhóm (Brain storming)...
Hãy xem thử 1 file tôi tổng hợp 1 số nội dung của nghị định 59/2015/NĐ-CP bằng mindmap.
Để vẽ được Mindmap tốt các bạn cần nắm vững 5 Bước thiết lập một sơ đồ tư duy Mindmap. 
ĐTC 5 Bước thiết lập một sơ đồ tư duy Mindmap
Click để xem video hướng dẫn trực tiếp trên Youtube
Hãy Subcribe kênh youtube của tôi để đón xem các video hữu ích khác

Tham gia Group và vào chuyên mục Công cụ (Tools) để cập nhật công cụ vẽ sơ đồ tư duy khác hữu ích và tiện lợi hơn TẠI ĐÂY

Gửi câu hỏi cho ĐTC

Tên

Email *

Thông báo *

THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT NHÀ THÔNG MINH LUMI